Hệ Thống Điện Mặt Trời Áp Mái
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, mô hình lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái ngày càng được đưa vào sử dụng rộng rãi. Nguồn điện khai thác từ năng lượng tái tạo này không chỉ cung cấp điện năng phục vụ cho sinh hoạt, đó còn là giải pháp góp phần bảo vệ môi trường.
Điện mặt trời áp mái là gì?
Với đặc điểm khí hậu, thời tiết và địa hình của Việt Nam, chúng ta có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác năng lượng từ bức xạ mặt trời. Ước tính, tiềm năng kĩ thuật có thể phát triển điện mặt trời ở nước ta có thể đạt con số gần 340.000 MWp. Chính những điều kiện thuận lợi và tiềm năng ấy đã thúc đẩy điện năng lượng mặt trời áp mái tại các hộ gia đình, doanh nghiệp.
Một cách dễ hiểu, điện mặt trời áp mái là một mô hình được lắp đặt quy mô nhỏ trên các mái nhà, sân thượng của nhà dân, trung tâm thương mại, nhà xưởng,.. có quy mô từ vài kW tới MW. Mô hình này sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời có chức năng hấp thụ ánh sáng, chuyển đối nhiệt năng thành điện năng để đưa vào sử dụng.
Điện mặt trời áp mái ngày càng được nhiều gia đình, doanh nghiệp đưa vào sử dụng.
Hệ thống điện mặt trời áp mái hộ gia đình
Nếu như trước đây, việc tạo ra nguồn điện từ mặt trời là một điều “xa xỉ” với người dân Việt Nam, thì hiện nay, cùng với sự phát triển và tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, điện năng lượng mặt trời đã trở nên gần gũi và được ứng dụng rộng rãi hơn.
Nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái đã và đang nhiều khách hàng quan tâm. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn và đưa vào sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái, chúng ta cần phải xem xét nhu cầu sử dụng khi có điện và mất điện là bao nhiêu để lắp đặt công suất cho phù hợp. Hiện nay, có 3 mô hình điện mặt trời áp mái được đưa vào sử dụng rộng rãi, cụ thể như sau:
Mô hình điện mặt trời áp mái độc lập
Mô hình này sử dụng những tấm pin mặt trời có chức năng hấp thu, biến đổi nhiệt năng thành điện năng. Lượng điện mà hệ thống sản xuất sẽ được lưu trữ ở ắc quy và được lấy ra sử dụng khi có nhu cầu.
Nên lắp đặt mô hình điện mặt trời áp mái độc lập tại đâu?
+ Nơi có địa hình hiểm trở khó có thể lắp lưới điện quốc gia
+ Chi phí quá cao khi lắp đặt lưới điện quốc gia
+ Nơi không có điện lưới quốc gia
Lợi ích của mô hình điện mặt trời áp mái độc lập
+ Dễ dàng lắp đặt tại bất cứ đâu
+ Không bị phụ thuộc và lịch cắt điện của Nhà nước
+ Không phụ thuộc vào lưới điện quốc gia
Mô hình điện mặt trời áp mái nối lưới trực tiếp
Những tấm pin năng lượng mặt trời sẽ hấp thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời, sau đó chuyển hóa thành điện năng. Tuy nhiên, nguồn điện lúc này chỉ là dòng điện một chiều. Để có thể chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều cần phải thông qua bộ đổi nguồn. Nguồn điện xoay chiều này sẽ cùng pha và tần số với dòng điện quốc gia. Khi có nhu cầu sử dụng điện bạn sẽ lấy điện qua tải, lượng điện dư không dùng tới sẽ hòa vào lưới điện quốc gia.
Nên lắp đặt mô hình điện mặt trời áp nối lưới trực tiếp tại đâu?
+ Nơi tiêu thụ điện lớn như trung tâm thương mại, siêu thị, tòa nhà văn phòng,…
Lợi ích của mô hình điện mặt trời áp nối lưới trực tiếp
+ Dễ dàng lắp đặt, vận hành
+ Giúp giảm tải cho lưới điện quốc gia
+ Độ bền cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài
Mô hình điện mặt trời áp mái kiểu kết hợp, vừa lưu trữ vừa hòa lưới
Đây là mô hình tích hợp của mô hình điện năng lượng mặt trời áp mái độc lập và nối lưới trực tiếp. Khi những tấm pin mặt trời hấp thụ quang năng và biến đổi thành điện năng, lượng điện này sẽ được nạp vào acquy. Khi ắc quy được nạp đầy, lượng điện dư sẽ được chuyển đổi thành điện xoay chiều và chuyển đến tải. Khi có nhu cầu, bạn sẽ lấy điện từ tải và lượng điện còn dư sẽ chuyển lên lưới điện quốc gia.
Nên lắp đặt mô hình điện mặt trời áp nối lưới trực tiếp tại đâu?
+ Nơi tiêu thụ điện rất lớn như: trường học, bệnh viện, nhà máy sản xuất,…
Lợi ích của mô hình điện mặt trời áp nối lưới trực tiếp
+ Kết hợp ưu điểm của 2 mô hình trên
Ưu điểm và nhược điểm điện mặt trời áp mái
Điện năng lượng mặt trời áp mái tồn tại song song lợi ích và cả những mặt hạn chế, cụ thể như sau:
Ưu điểm điện mặt trời áp mái
Tiết kiệm chi phí:
Giảm bớt gánh nặng tiền điện mỗi tháng khi giá điện ngày càng tăng cao qua từng năm.
Tạo thêm nguồn thu nhập:
Nếu sử dụng lượng điện từ hệ thống điện năng lượng mặt trời không hết, khách hàng có thể bán lại cho điện lưới quốc gia.
Không ô nhiễm môi trường:
Do nguồn điện được lấy trực tiếp từ ánh sáng mặt trời, đây là nguồn năng lượng sạch, vô tận, không thải ra khí độc hại nào cho môi trường nên giảm đáng kể lượng khí thải carbon dioxide.
Điện mặt trời áp mái có nhiều ưu điểm trong việc tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường
Sử dụng hiệu quả:
Nguồn điện từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ giúp các thiết bị trong gia đình hoạt động ổn định, không gây gián đoạn trong sinh hoạt hay sản xuất.
Ít bảo trì và tiếng ồn:
Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà, khách hàng sẽ ít phải tốn chi phí cho bảo trì, bảo dưỡng. Tuổi thọ sử dụng lâu, có thể lên tới trên 30 năm. Đặc biệt, không gây tiếng ồn ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Nhược điểm điện mặt trời áp mái
Chi phí đầu tư cao:
Để có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, chi phí đầu tư ban đầu mà khách hàng bỏ ra tương đối cao. Tuy nhiên, hiện nay, các công nghệ năng lượng mặt trời tại Việt Nam đã không ngừng phát triển để có thể giảm thiểu chi phí lắp đặt hệ thống. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích người dân sử dụng nguồn năng lượng tái tạo này.
Phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu:
Các công nghệ sản xuất điện năng lượng mặt trời hiện nay đã phát triển giúp những tấm pin mặt trời có thể hấp thụ nhiệt trong những ngày nhiều mây, mưa. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động vẫn chưa đáng kể.
Sử dụng nhiều không gian, diện tích:
Nếu muốn lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho hộ gia đình, doanh nghiệp, đòi hỏi cần phải có khoảng không gian rộng. Đa số, người ta thường lựa chọn mái nhà, sân thượng để lắp đặt các tấm pin mặt trời vừa tiết kiệm diện tích, lại vừa hấp thụ tối đa ánh sáng.
Việc lắp đặt điện mặt trời áp mái tồn tại một số nhược điểm về giá thành, điều kiện thời tiết
Quy định về điện mặt trời áp mái
Theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 và Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg ngày 08/01/2019, Chính phủ đã đưa ra những chủ trương khuyến khích người dân lắp đặt các hệ thống điện mặt trời mái nhà để đưa vào sử dụng và bán lại cho ngành điện.
Văn bản số 89/BCT-ĐL của Bộ Công Thương ngày 06/01/2020 về việc thực hiện các thỏa thuận với điện mặt trời áp mái.
Theo đó, một số quy định về điện mặt trời áp mái cụ thể như sau:
Cơ chế mua bán điện
Các dự án điện mặt trời mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều.
Giá mua điện
+ Đối với các dự án điện mặt trời mái nhà của khách hàng có ngày vận hành thương mại trước 30/6/2019, áp dụng giá mua điện là 2.164 VNĐ/kWh, tương đương 9,35 UScents/kWh.
+ Đối với các dự án điện mặt trời mái nhà của khách hàng lắp đặt kể từ sau ngày 30/6/2019, EVN sẽ thông báo sau khi có quyết định thay thế Quyết định 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Công Thương và EVN.
Thanh toán tiền điện
Tiền mua điện được thanh toán bằng đồng Việt Nam được xác định cho từng năm và được tính đến hàng đơn vị đồng. Hình thức thanh toán quan chuyển khoản ngân hàng.
Giá trị thanh toán
+ Đối với chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân không phát hành hóa đơn: EVN sẽ tiến hành lập bảng kê để thanh toán tiền điện cho chủ đầu tư định kì hàng tháng, tiền thanh toán không bao gồm thuế GTGT.
+ Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn: EVN hàng tháng sẽ nhận hóa đơn và thanh toán tiền điện theo hóa đơn do chủ đầu tư phát hành theo quy định.
Trình tự, thủ tục đấu nối và ký hợp đồng
Sau khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà, nếu chủ đầu tư có nhu cầu hoà lưới điện quốc gia, bán lượng điện dư thừa cho ngành điện, chủ đầu tư có thể đến trực tiếp EVN tại khu vực sinh sống hoặc liên hệ tới Tổng đài chăm sóc khách hàng của EVNHANOI theo số Hotline 19001288 để được hướng dẫn thủ tục cụ thể.
Hướng dẫn lắp đặt điện mặt trời áp mái
Hiện nay, EVN đã ủy quyền cho các Công ty Điện lực được phép kí kết và thực hiện các hợp đồng mua bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái đấu nối vào lưới điện thuộc phạm vi quản lý của đơn vị. Khách hàng chỉ cần đến công ty Điện Lực đang quản lý lưới điện tại khu vực bạn đang sinh sống.
Dưới đây là hướng dẫn trình tự và thủ tục lắp đặt, đăng kí điện mặt trời áp mái được EVN hướng dẫn:
Chi phí đầu tư lắp đặt điện mặt trời áp mái
Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư lắp đặt điện mặt trời áp mái
Khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời dùng cho hộ gia đình hay doanh nghiệp, chi phí lắp đặt điện mặt trời áp mái sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như sau:
- Loại vật tư: Những tấm pin mặt trời, bộ hòa lưới là những vật tư chính trong hệ thống ĐNLMT. Giá của các loại vật tư này chiếm 60-70% giá trị hợp đồng. Giá thành của các loại vật tư cao hay thấp phụ thuộc vào uy tín của nhà sản xuất, thương hiệu, thông số kỹ thuật, chế độ bảo hành,… Ngoài ra, một số loại vật tư phụ như thiết bị CB, dây dẫn, cầu chì, cầu lọc sét, khung kẽm,… chiếm từ 20-30% giá trị hợp đồng.
- Tiêu chuẩn và chất lượng thi công, bảo hành bảo dưỡng: Tùy vào từng đơn vị thi công, lắp đặt sẽ có năng lực, kinh nghiệm, tiêu chuẩn chất lượng riêng. Với các công ty lớn, họ có đội ngũ thi công có tay nghề, kinh nghiệm cao, chế độ bảo trì thường xuyên và có đội ngũ giám sát hệ thống giúp đảm bảo hiệu quả công trình. Do đó, chi phí lắp điện mặt trời áp mái tại mỗi đơn vị sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí chỉ chiếm từ 5-15% đơn giá hệ thống.
- Điều kiện mái thi công: Hệ thống ĐMTMN khi lắp đặt tại những công trình phức tạp hoặc ở độ cao thì chi phí thi công sẽ cao hơn so với khi lắp đặt tại những công trình mái bằng, mái ngói. Chi phí thi công cũng chỉ chiếm khoảng 5-15% tổng giá trị hợp đồng.
Suất đầu tư điện mặt trời áp mái áp dụng năm 2020
Chi phí hệ thống điện mặt trời cho năm 2020 phổ biến như sau:
- Điện mặt trời áp mái dành cho hộ gia đình: Đối với các sản phẩm chất lượng, suất đầu tư dao động từ 20 – 25 triệu đồng cho 1kWp với công suất lắp đặt từ 2 – 5kWp (6-7m2/1kWp). Còn đối với sản phẩm cao cấp có tiêu chuẩn và chất lượng vượt trội, suất đầu từ 25 – 27 triệu đồng.
- Điện mặt trời áp mái dành cho văn phòng, nhà xưởng: Công suất lắp đặt từ 100 – 500kWp, giá thành mỗi kWp phổ thông là từ 16 – 18 triệu đồng, và từ 18-20 triệu đồng đối với loại cao cấp.
- Điện mặt trời áp mái quy mô lớn: Công suất lắp đặt trên 1MWp, giá thành mỗi kWp phổ thông khoảng từ 14 – 16 triệu đồng, và từ 16 – 18 triệu đồng loại cao cấp.
Báo giá lắp đặt điện mặt trời áp mái
Chính bởi những lợi ích mà điện mặt trời mái nhà mang lại, ngày nay, ngày càng nhiều các hộ gia đình, doanh nghiệp có nhu cầu lắp đặt hệ thống. Để giải đáp thắc mắc về giá điện mặt trời áp mái, Mạnh Cường Solar gửi tới khách hàng báo giá hệ thống điện mặt trời áp mái như sau:
Báo giá lắp điện mặt trời áp mái cho gia đình
Giá lắp đặt điện mặt trời áp mái phụ thuộc vào công suất của từng dự án. Đối với các hộ gia đình, văn phòng nhỏ, quý khách có thể lựa chọn một trong các gói sau:
+ Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có công suất 2000Wp: Mỗi ngày hệ thống tạo ra được 1.1kwh điện năng, mức giá dao động trên dưới 40 triệu đồng.
+ Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có công suất 3400Wp: Mỗi ngày hệ thống tạo ra được 1.9kwh điện năng, mức giá dao động trên dưới 56 triệu đồng.
+ Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có công suất 6800Wp: Mỗi ngày hệ thống tạo ra được 3.8kwh điện năng, mức giá dao động trên dưới 135 triệu đồng.
+ Dựa theo số điện dùng hàng tháng , chi phí dự kiến như sau :
400KW/tháng: Lắp trọn bộ 66 triệu (9 tấm PIN+Bộ Inverter)
540KW/tháng: Lắp trọn bộ 88 triêu (12 tấm PIN+Bộ Inverter)
675KW/tháng: Lắp trọn bộ 105 triệu (15 tấm PIN+Bộ Inverter)
810KW/tháng: Lắp trọn bộ 128 triệu (18 tấm PIN, Bộ Inverter)
945KW/tháng: Lắp trọn bộ 150 triệu (21 tấm PIN, Bộ Inverter)
1080KW/tháng: Lắp trọn bộ 170 triệu (24 tấm PIN, Bộ Inverter)
1215KW/tháng: Lắp trọn bộ 195 triệu (27 tấm PIN, Bộ Inverter)
1350KW/tháng: Lắp trọn bộ 210 triệu (30 tấm PIN, Bộ Inverter)
Báo giá điện mặt trời hòa lưới cho doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện năng cao, quý khách có thể lựa chọn các gói như sau:
+ Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có công suất 1.8Kwp: Mỗi ngày hệ thống tạo ra được 10kwh điện năng, mức giá dao động trên dưới 90 triệu đồng.
+ Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có công suất 4.3Kwp: Mỗi ngày hệ thống tạo ra được 24kwh điện năng, mức giá dao động trên dưới 182 triệu đồng.
Chi tiết hơn về giá tại thời điểm hiện tại, quý khách vui lòng gọi HOTLINE +84 886 668 668.
Những thắc mắc khi lắp đặt điện mặt trời áp mái
Để giúp quý khách có thêm nhiều thông tin trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, chúng tôi sẽ giải đáp một số câu hỏi mà nhiều khách hàng băn khoăn dưới đây:
Chi phí lắp đặt điện mặt trời áp mái hết bao nhiêu?
Như đã chia sẻ bên trên, chi phí lắp đặt điện mặt trời mái nhà còn phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố như: loại vật tư, chế độ bảo dưỡng, công suất lắp đặt, uy tín của đơn vị thi công,… Để biết chính xác giá lắp đặt điện năng lượng mặt trời, quý khách hãy liên hệ tới số máy +84 886 668 668, đội ngũ tư vấn viên của Mạnh Cường Solar sẽ giải đáp giúp bạn.
Chi phí lắp đặt điện năng lượng mặt trời 5KW cho gia đình?
Trung bình ít nhất một ngày, hệ thống điện năng lượng mặt trời 5KW sẽ thu ít nhất 20 KW điện. Chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời sẽ khoảng trung bình từ 15 – 25 triệu trên 1KW. Do đó, tổng chi phí lắp đặt cho hệ 5.000W sẽ dao động từ 75 – 125 triệu đồng.
Chi phí lắp đặt điện năng lượng mặt trời 3KW cho gia đình?
Trên thực tế, mỗi ngày, trung bình 1KW sẽ tạo ra 4KWh điện. Chính vì thế, hệ 3 KW sẽ cho ra thấp nhất là 12KWh/ngày. Giá lắp đặt hệ thống cho hệ 3.000W sẽ khoảng 25 triệu cho 1KW.
Làm sao để chống sét hệ thống điện mặt trời áp mái?
Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái bao gồm các bộ phận chính đó là: tấm pin mặt trời, bộ điều khiển, thiết bị inverter, ắc quy, dây dẫn,… Chúng được liên kết điện với nhau, do đó, nếu một trong các bộ phận này gặp rủi ro thì cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng.
Mặt khác, các tấm PV sẽ được đặt ngoài điều kiện tự nhiên, chịu tác động của tất cả các điều kiện thời tiết như mưa, bão, sấm sét,… có thể hòa mạng với hệ thống điện xoay chiều nên khả năng bị sét đánh trực tiếp hay gián tiếp là rất cao. Khi bị sét đánh, các tế bà quang điện và các thành phần khác sẽ bị hư hỏng ngay lập tức.
Trường hợp nhẹ nhất thì chúng cũng sẽ giảm hiệu suất hoạt động do tác động của quá áp lan truyền gây ra. Hậu quả là làm giảm tuổi thọ hệ thống, tốn chi phí sửa chữa. Vậy giải pháp ở đây là gì?
+ Thứ nhất, hãy bảo vệ chống xung quá áp đột biến lan truyền trên đường dây DC, AC và tín hiệu.
+ Thứ hai, hãy bảo vệ bên ngoài bằng hệ thống chống sét trực tiếp
+ Thứ ba, hãy đảm bảo kĩ thuật của hệ thống nối đất
Tại sao lựa chọn Mạnh Cường Group?
Mạnh Cường Solar – Địa chỉ lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái uy tín, chuyên nghiệp, giá rẻ
Trên thị trường hiện nay, không khó để quý khách hàng có thể lựa chọn một đơn vị lắp đặt điện mặt trời trên mái. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo đủ năng lực, kinh nghiệm và sự uy tín. Mạnh Cường Solar với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi có đội ngũ kỹ sư trình độ cao, trải qua các đợt tập huấn nước ngoài, hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực điện năng lượng mặt trời mái nhà.
Ngoài ra, Mạnh Cường Solar còn áp dụng khoa học công nghệ mới nhất khi lắp đặt, sử dụng các thiết bị, phụ kiện chất lượng, có thương hiệu lớn từ các nước uy tín trên thế giới như Singapore, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,…
Nếu có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, quý khách hãy gọi ngay tới số HOTLINE: +84 886 668 668 để được tư vấn miễn phí. Mạnh Cường Group cam kết mang tới những giải pháp, tiện ích cho cuộc sống xanh của bạn!
Nguồn: Nhà Máy Sản Xuất Và Phân Phối Tấm Pin Mặt Trời – Mạnh Cường Group