Các Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời: Khám Phá Những Sự Thật Thú Vị

Vũ trụ bao la, rộng lớn luôn thu hút, kích thích sự khám phá của con người. Trải qua hàng chục năm nghiên cứu, các nhà thiên văn học dần tìm ra được những ẩn số thú vị về các hành tinh trong hệ mặt trời đang diễn ra xung quanh chúng ta. Vậy hệ mặt trời có đặc điểm gì, chúng gồm bao nhiêu hành tinh,… Tất cả sẽ được cụ thể hóa trong nội dung bài viết ngay sau đây.

>> 10 Ứng Dụng Của Pin Năng Lượng Mặt Trời Trong Cuộc Sống

>> Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Năng Lượng Mặt Trời Bạn Nên Biết!

Tổng quan về các hành tinh trong hệ mặt trời

Năm 1930, khi phát hiện ra sao Diêm Vương, trẻ em khi đến tuổi đi học được học về 9 hành tinh trong hệ mặt trời. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi vào năm 1990, khi các nhà thiên văn học tranh luận về việc liệu Pluto có thể được xem như là một hành tinh hay không.

Mãi đến năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã đưa ra quyết định, họ gọi sao Diêm Vương là “hành tin lùn” và loại chúng ra khỏi danh sách các hành tinh trong hệ mặt trời “thực”. Chính vì thế, chúng ta chắc chắn hệ mặt trời sẽ chỉ có 8 hành tinh. Những hành tinh này được sắp xếp theo thứ tự từ gần mặt trời đến xa mặt trời. Mặt trời được coi là trung tâm, xung quanh sẽ có các hành tinh khác. Thứ tự các hành tinh trong hệ như sau: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.

Thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời
Thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời

Hiện nay, các nhà thiên văn học đang nghiên cứu về một hành tinh khác trong hệ mặt trời, sau khi có bằng chứng về sự tồn tại của hành tinh này, được công bố vào ngày 20/11/2016, họ gọi đây chính là “hành tinh thực thứ chín”. Hành tinh này gấp khoảng 5.000 lần khối lượng của sao Diêm Vương và 10 lần khối lượng của Trái đất.

“Sao mẹ Mặt Trời” – Nguồn ánh sáng vô tận

Mặt trời là ngôi sao cung cấp ánh sáng, duy trì sự sống
Mặt trời là ngôi sao cung cấp ánh sáng, duy trì sự sống

Mặt trời là trung tâm của hệ và được coi là “sao mẹ” – ngôi sao duy nhất cung cấp năng lượng ánh sáng cho các hành tinh khác, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của hệ Mặt Trời. Trên Mặt trời thường xuyên xảy ra các phản ứng hạt nhân sinh nhiệt lớn và tỏa ra các hành tinh khác xung quanh. Mặt trời trong quá trình tự đốt nóng không chỉ sinh ra nhiệt mà còn phát ra ánh sáng, khiến các hành tinh khác có hiện tượng ngày – đêm như hiện nay.

Bức xạ mặt trời là gì?

Bức xạ mặt trời được xem là một dạng tài nguyên mà mặt trời mang lại cho con người, biểu hiện cho sự chiếu xạ điện phát ra từ Mặt Trời. Bức xạ mặt trời có thể được hấp thu và chuyển hóa thành nhiều dạng năng lượng có ích như điện, nhiệt.

Tất cả các khu vực trên Trái đất đều nhận được ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, lượng bức xạ mặt trời tại bất kì một điểm bất kì trên Trái đất sẽ thay đổi tùy theo một số các yếu tố như: thời tiết, vị trí địa lí, quang cảnh, khoảng thời gian, thời điểm trong ngày, mùa,…

Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam

Bản đồ Việt Nam có hình dạng là chữ “S” trải dài từ Bắc xuống Nam, nhờ đó, sự phân bổ bức xạ mặt trời tại nước ta rất phong phú. Việt Nam được thế giới đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển các ứng dụng công nghệ từ năng lượng mặt trời. Đặc biệt, hệ thống năng lượng mặt trời có hiệu quả cao nhất tại các tỉnh thành khu vực miền Nam, nơi mà sở hữu lượng bức xạ chiếu xuống bề mặt Trái đất lớn nhất.

Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam
Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam

>>> Bài viết liên quan: Tầm Quan Trọng Của Năng Lượng Mặt Trời Tại Việt Nam

8 hành tinh trong hệ mặt trời

Hệ mặt trời bao gồm nhiều các tiểu hành tinh hay các vệ tinh xung quanh. Mỗi vệ tinh sẽ có những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:

Sao Thủy

Sao Thủy có khoảng cách gần nhất với mặt trời, chúng có khối lượng lên tới 3,3022 x 1023 kg, bán kính là 2437,7 km. Sao Thủy có hình dạng là hình cầu dẹt, quỹ đạo quay xấp xỉ 116 ngày Trái Đất.

Sao Kim

Sao Kim là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, đây cũng là hành tinh sáng nhất trong bầu trời tối, chỉ xếp sau Mặt trăng. Chúng có khối lượng là 4,868 5 x 1024, bán kính 6051,8 km và chu kì quay là 224,7 ngày Trái Đất.

Trái Đất

Trái Đất chính là nơi duy trì sự sống của con người. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện khoảng 1 tỷ năm trước. Đây là hành tinh thứ 3 tính từ Mặt trời, đồng thời, là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về mật độ vật chất, khối lượng và bán kính. Hình dạng của Trái Đất là hình cầu hơi bẹt về hai cực, có khối lượng 5,9722 x 1024kg và bán kính là 6.371 km. Nước bao bọc tới 70,8% bề mặt Trái đất.

Trái Đất là hành tinh của sự sống
Trái Đất là hành tinh của sự sống

Sao Hỏa

Sao Hỏa còn được gọi với cái tên khác là “hỏa tinh” hay “hành tinh đỏ”. Bởi đặc điểm của chúng có chứa rất nhiều sắt oxit trên bề mặt khiến chúng có màu đỏ đặc trưng.

Sao Mộc

Sao Mộc hay Mộc tinh là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Hành tinh này có đường kính 142.984 km tại xích đạo. Khối lượng riêng trung bình bằng 1,326 g/cm3, lớn nhất trong số bốn hành tinh khí khổng lồ.

Sao Thổ

Sao Thổ là hành tinh có kích thước và khối lượng lớn thứ 2 chỉ sau sao Mộc. Bán kính hành tinh này lên tới 60268 km và khối lượng là 5,6846 x 1026.

Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương

Đây là hai hành tinh băng lớn nhất trong hệ mặt trời. Do có khoảng cách xa nhất với Mặt Trời nên chúng có lượng nhiệt khá thấp. Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương cũng có kích thước khá lớn trong hệ, xếp cùng với sao Mộc và sao Thổ, trở thành hệ hành tinh vòng ngoài của hệ mặt trời.

>> Một Số Dự Án Nghiên Cứu Pin Mặt Trời Siêu Mỏng Nổi Tiếng Thế Giới

>> Ngói Năng Lượng Mặt Trời: Giải Pháp Xanh Cho Công Trình Hiện Đại

Trên đây, Mạnh Cường Solar đã cùng bạn khám phá những điều thú vị về các hành tinh trong hệ mặt trời. Hi vọng, đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu hơn về sự sống đang diễn ra bên cạnh chúng ta mỗi ngày.

Nguồn: https://solarmcgroup.com