Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời
Pin năng lượng mặt trời với những lợi ích đóng góp về mặt kinh tế và xã hội đã trở thành một thiết bị được nhiều nước trên thế giới sử dụng.
Và ngay tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các hộ gia đình, doanh nghiệp lắp đặt và sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời!
Pin năng lượng mặt trời là gì? Hoạt động như thế nào?
Pin năng lượng mặt trời hay còn được gọi là pin quang điện hoặc pin mặt trời là một thiết bị giúp chuyển hóa ánh sáng trực tiếp từ mặt trời thành năng lượng điện dựa trên hiệu ứng quang điện.
Hiệu ứng quang điện được hiểu là khả năng phát ra các electron khi được ánh sáng chiếu vào vật chất.
Những tấm pin mặt trời được làm từ nhiều tế bào quang điện (solar cells) có nhiệm vụ thực hiện quá trình tạo ra điện năng từ nguồn ánh sáng của mặt trời.
Silicon được coi là một thành phần quan trọng trong cấu tạo pin năng lượng mặt trời và được biết đến là một chất bán dẫn. “Chất bán dẫn (tiếng Anh: Semiconductor) là chất có độ dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện.
Chất bán dẫn hoạt động như một chất cách điện ở nhiệt độ thấp và có tính dẫn điện ở nhiệt độ phòng” (Nguồn: Wikipedia).
Nguyên tắc hoạt động của pin năng lượng mặt trời
Điểm hạn chế của chất bán dẫn silicon đó chính là chúng có mức dẫn điện hạn chế. Tuy nhiên, cấu trúc tinh thể của chúng rất phù hợp để tạo ra chất bán dẫn. Nguyên tử silicon cần 4 electron để trung hòa điện tích.
Để tăng độ dẫn điện của silicon, người ta đã kết hợp chúng với các vật liệu khác để tạo ra nhiều electron tự do và lỗ trống. Thông thường, một silicon có 2 phần. Phần đầu tiên được pha với photpho. Photpho cần có đủ 5 eletron trong vỏ photpho để trung hòa điện tích.
Khi kết hợp với chất bán dẫn silicon, một electron sẽ bị dư ra. Đặc trưng của electron đó là chúng mang điện tích âm, do đó, phần này được gọi là silicon loại n. Để tạo ra silicon loại p, các nhà khoa học sẽ kết hợp chúng với boron.
Khi silicon tiếp xúc với năng lượng, các electron ở điện cực n sẽ di chuyển sang điện cực p để lấp đầy lỗ trống. Khi đó, các điện cực n và p sẽ kết hợp với nhau để tạo ra điện trường.
Các tế bào năng lượng mặt trời sẽ trở thành một đi ôt (đi ốt là một linh kiện bán dẫn chỉ cho phép dòng điện đi qua nó một chiều mà không theo chiều ngược lại).
Các đi ốt này sẽ cho phép electron di chuyển từ điện cực p sang n theo một chiều và không cho phép đi ngược lại.
Ánh sáng từ mặt trời bao gồm các hạt photon. Các hạt này có thể tiếp xúc với các tế bào năng lượng mặt trời. Đồng thời, nới lỏng các liên kết của electron tại điện cực n. Các electron tự do di chuyển từ điện cực n sang p sẽ tạo ra dòng diện.
Một bộ biến tần được gắn với các tế bào năng lượng mặt trời sẽ biến đổi dòng diện từ một chiều sang dòng điện xoay chiều để sử dụng.
Tấm pin năng lượng mặt trời là gì?
Tấm pin năng lượng mặt trời (tấm pin mặt trời/tấm pin quang điện) là thiết bị có khả năng biến đổi ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng).
Cấu tạo của một tấm pin mặt trời bao gồm nhiều các tế bào quang điện đơn tinh thể và đa tinh thể. Chúng được lắp đặt trên mái nhà của các công trình và có độ bền lên đến hơn 30 năm.
Những lợi ích của pin năng lượng mặt trời
Việc lắp đặt pin năng lượng mặt trời mang lại những lợi ích sau:
Tạo ra nguồn năng lượng xanh
Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên, có khả năng tái tạo và ít gây ảnh hưởng tới môi trường.
Việc sử dụng những tấm pin mặt trời để tạo ra nguồn điện sinh hoạt giúp gánh nặng cho hệ thống điện lưới quốc gia, khắc phục được tình trạng thiếu điện, đặc biệt là những khu vực khó tiếp cận được hệ thống đường điện lưới.
Giá thành tấm pin mặt trời rẻ, mang hiệu quả sử dụng cao
Giá tấm pin năng lượng mặt trời lắp đặt cho hộ gia đình, doanh nghiệp khá rẻ, chi phí lắp đặt không quá cao. Pin mặt trời giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí chi trả tiền điện hàng tháng.
Bên cạnh đó, thời gian sử dụng của pin mặt trời khá cao, độ bền có thể lên tới hơn 25 năm.
Thân thiện với môi trường
Năng lượng mặt trời tạo ra nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời góp phần giảm ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính.
Thời hạn sử dụng lâu dài
Thời hạn sử dụng cũng như chính sách bảo hành dài hạn khi lắp đặt thiết bị năng lượng mặt trời khá lâu dài. Tại Mạnh Cường Solar, chúng tôi có chính sách bảo hành lên đến hơn 25 năm với những tấm pin mặt trời.
So sánh tấm pin điện năng lượng mặt trời Mono và Poly
Giữa 2 tấm pin mặt trời mono và poly đều có điểm chung là hấp thụ bức xạ từ mặt trời. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt.
Chức năng của pin năng lượng mặt trời là gì?
Chức năng chính của pin năng lượng mặt trời đó là đón nhận ánh sáng từ mặt trời và chuyển hóa nó thành điện năng.
Bảng so sánh tấm pin năng lượng mặt trời Mono và Poly
Hiện nay, có 2 loại pin chủ yếu được sử dụng ho hệ thống điện năng lượng mặt trời đó là Mono và Poly. Giữa 2 loại này vẫn tồn tại một số những điểm khác biệt mà bạn cần biết để có thể lựa chọn chính xác phù hợp với nhu cầu của mình nhất.
Nên chọn tấm pin mặt trời Mono hay Poly?
Cho dù là pin mặt trời mono hay poly thì chúng đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Việc lựa chọn loại nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, vị trí địa lí lắp đặt, điều kiện kinh tế.
Bạn có thể căn cứ vào điều kiện kinh tế của mình để đầu tư cho hệ thống điện mặt trời. Với khả năng đầu tư lớn, thì bạn hoàn toàn có thể chủ động sản xuất điện tiêu thụ mà không cần sử dụng tới điện lưới quốc gia. Thậm chí bạn còn có thể bán ngược lại cho điện lưới nhà nước nếu dư thừa.
Pin năng lượng mặt trời poly thích hợp với những ngôi nhà có diện tích lớn, không gian rộng. Ngược lại, với những ngôi nhà có không gian mái hạn chế, diện tích tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ít, có nhiều cây cối làm khuất ánh nắng thì bạn nên lắp đặt pin mặt trời mono vì chúng có hiệu suất cao hơn.
Thông thường, những tấm pin mặt trời sẽ phải được lắp đặt trên mái nhà để hứng ánh nắng từ mặt trời. Chính vì thế, để hệ thống năng lượng mặt trời được ổn định thì trước khi lắp đặt, bạn cần phải loại bỏ những vật cản ngăn chặn ánh nắng mặt trời như cây cối, nhà cao tầng,… Nếu không thì hệ thống pin năng lượng mặt trời của bạn sẽ hoạt động kém hiệu quả.
Miền Nam của Việt Nam thì nên dùng tấm pin năng lượng mặt trời nào là hiệu quả nhất?
Với 2 mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa. Trong đó, số ngày nắng chiếm nhiều nhất trong năm. Chính vì thế mà khu vực Nam bộ có cường độ bức xạ mặt trời cao nhất cả nước. Với đặc điểm khí hậu trên thì các hộ gia đình, doanh nghiệp ở miền Nam nên sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời poly. Bởi lẽ:
+ Tổng hiệu suất của pin poly và mono có sự chênh lệch không đáng kể. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào của hệ thống pin poly có lợi hơn so với pin mono.
+ Pin mặt trời mono có phần vượt trội hơn so với pin mặt trời poly ở hiệu suất tối ưu trong điều kiện vùng có bức xạ măt trời yếu (khoảng 3.8 – 4.1kWh/m2/ngày).
Giá bán tấm pin năng lượng mặt trời năm 2020
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều thương hiệu pin mặt trời cũng như công suất của chúng rất đa dạng. Chính vì thế, giá 1 tấm pin năng lượng mặt trời sẽ không cố định và có thể thay đổi theo thời giá. Để nhận báo giá chi tiết, khách hàng vui lòng liên hệ đến với Mạnh Cường Solar theo số Hotline: 0886668668 để được tư vấn.
Bảng giá tấm pin năng lượng mặt trời luôn được cập nhật mới nhất hãy theo dõi trang web: solarmcgroup.com để nắm được những thông tin mới nhất!
Gợi ý cách chọn mua pin năng lượng mặt trời độc lập cho gia đình
Tùy vào nhu cầu sử dụng của từng hộ gia đình mà khách hàng sẽ lựa chọn và lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho gia đình một cách hợp lí. Ví dụ như sau:
+ Hệ thống pin mặt trời có công suất 3 kWp phù hợp với hộ gia đình sử dụng dưới 400 ký điện hàng tháng.
+ Hệ thống pin mặt trời có công suất 5 kWp phù hợp với hộ gia đình sử dụng từ 400 đến 500 ký điện hàng tháng.
+ Hệ thống pin mặt trời có công suất 6 kWp phù hợp với hộ gia đình sử dụng từ 600 đến 700 ký điện hàng tháng.
+ Hệ thống pin mặt trời có công suất 7 kWp phù hợp với hộ gia đình sử dụng từ 700 đến 800 ký điện hàng tháng.
+ Hệ thống pin mặt trời có công suất 8 kWp phù hợp với hộ gia đình sử dụng từ 800 đến 1000 ký điện hàng tháng.
+ Hệ thống pin mặt trời có công suất 10 kWp phù hợp với hộ gia đình sử dụng trên 1000 ký điện hàng tháng.
Mua tấm pin năng lượng mặt trời ở đâu?
Mạnh Cường Solar là đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt hệ thống pin mặt trời. Với mong muốn mang đến cho khách hàng cơ hội trải nghiệm tốt nhất từ nguồn năng lượng mặt trời tự nhiên, Mạnh Cường Solar cam kết cung cấp những thiết bị đảm bảo chất lượng, uy tín với giá thành hợp lí nhất.
Đối với lắp đặt dự án lớn, chúng tôi đều có sẵn hàng hóa tại kho đáp ứng được mọi nhu cầu bất kì thời điểm nào của khách hàng. Đồng thời, với những dự án lớn, chúng tôi có chính sách chiết khấu, ưu đãi về giá hấp dẫn. Bên cạnh đó, Mạnh Cường Solar cam kết bảo hành, đổi mới ngay khi sản phẩm bị lỗi.
Đối với khách hàng muốn trở thành đại lý của Mạnh Cường Solar, chúng tôi cũng luôn cam kết nguồn hàng hóa ổn định, có những chính sách chiết khấu và bảo hành giúp khách hàng yên tâm khi hợp tác.
Đối với khách hàng nhỏ lẻ, cá nhân, hộ gia đình, Mạnh Cường Solar cam kết mang đến tận tay những sản phẩm chất lượng cao, đi kèm với chính sách dịch vụ ưu đãi, tận tình, giá thành hợp lí nhất.
Cách chế tạo pin mặt trời đơn giản tại nhà
Nếu điều kiện kinh tế của bạn không cho phép bạn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời thì bạn hoàn toàn có thể tự chế tạo pin mặt trời ngay tại nhà chỉ với một số bước đơn giản dưới đây:
Chuẩn bị vật liệu cần thiết để làm Pin mặt trời – Solar Panel
Một số vật liệu cần phải chuẩn bị trước khi tiến hành chế tạo:
+ Các tấm cell để hấp thụ ánh sáng mặt trời
+ Khung để cố định pin mặt trời (thanh bọc viền khung, ốp lưng, khung nền)
+ Tấm bọc khung
+ Dây hàn
Bước 1: Dựng khung cho tấm pin mặt trời
Tùy vào số lượng của các tấm cell trong trong mỗi tấm pin mà bạn đo đạc và lựa chọn kích thước khung pin phù hợp.
Trước tiên, bạn dùng kéo cắt các vật liệu theo kích thước mình mong muốn. Sau đó, gắn các tấm bọc khung vào tấm ốp lưng bằng các ốc vít.
Sau đó, bạn cần phủ 3 lớp sơn chống tia cực tím trên các tấm ốp lưng và để cho sơn khô hoàn toàn.
Bước 2: Gắn các tấm cell
Bạn tiến hành gắn các tấm cell lên khung pin mặt trời vừa được lắp đặt. Sau đó, gắn lần lượt từng tấm cell bằng các sợi dây hàn. Dùng dung dịch Flux để làm ướt đường kẻ ở mặt trước của tấm cell. Tiếp theo đó, cắt một đoạn dây hàn và sử dụng chất hàn để cố định dây hàn trên tấm cell.
Bước 3: Nối các tấm cell đã được hàn thành 1 chuỗi
Nếu tấm cell được sắp xếp theo cấu trúc 9 hàng ngang và 4 hàng dọc thì bạn chỉ cần dựng 9 cell thành 1 chuỗi. Bạn tiến hành lần lượt hàn dây hàn còn dư từ trước mặt trước của tấm cell 1 vào mặt sau của tấm cell 2 để tạo thành một chuỗi cell.
Bước 4: Đặt chuỗi cell vào khung nền pin mặt trời
Sau khi cố định xong các chuỗi cell, bạn dán các chuỗi cell vào khung bằng hàn silicon. Hãy lưu ý các dây hàn cực âm từ mặt trước của chuỗi cell 1 phải được kết nối với các dây hàn cực dương từ phía cuối cùng của chuỗi cell 2.
Bước 5: Ráp khung nền vào ốp lưng và đặt tấm phủ cho pin mặt trời
Bạn tiến hành lắp ráp khung nền làm sao vừa vặn nhất với ốp lưng. Đối với 2 cell cực âm và cực dương, bạn cần phải nối 2 dây hàn nhỏ trên mỗi tấm cell bằng các sợi dây đồng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải đặt 1 diot chặn vào các dây dẫn ở cực dương. Cuối cùng, bạn lắp kính cường lực để che phủ cho tấm pin mặt trời.
Bước 6: Kiểm tra tình hình hoạt động của tấm pin mặt trời
Bạn mang tấm pin vừa chế tạo ra chỗ có ánh sáng mặt trời. Bạn tiến hành nối cực âm của đồng hồ đa năng với cực âm của tấm pin mặt trời. Tương tự, bạn nối tiếp nối cực dương của đồng hồ đa năng với cực dương của tấm pin mặt trời.
Bước tiếp theo, bạn cần phải kiểm tra hiệu điện thế và cường độ dòng điện của dòng điện phát ra. Ví dụ, nếu tấm pin mặt trời của bạn có 9 hàng ngang, 4 hàng dọc là 36 tấm cell thì hiệu điện thế thu được là khoảng 18V và cường độ dòng điện khoảng 3,5A.
Hướng dẫn cách lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời cho hộ gia đình
Để hệ thống năng lượng mặt trời cho hộ gia đình hoạt động hiệu quả thì cần phải thực hiện cách lắp đặt chính xác. Dưới đây là hướng dẫn cách lắp đặt tấm pin mặt trời cho hộ gia đình.
Các bước để lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời
Bước 1: Xác định vị trí thuận lợi lắp tấm pin
Để tăng hiệu quả hoạt động cho hệ thống pin năng lượng mặt trời thì bạn nên lắp đặt trên các mái tôn, nền đất, mái ngói,… nơi không có vật cản che ánh nắng.
Bước 2: Lựa chọn hướng lắp đặt tối ưu
Để tấm pin năng lượng mặt trời đạt hiệu suất hấp thụ cao thì bạn nên đặt nghiêng cao tấm pin về hướng Bắc và thấp dần về hướng Nam.
Bước 3: Thiết kế khung cơ khí
Để giúp những tấm pin được chắc chắn thì khung giá đỡ nên được thiết kế vừa vặn và được làm từ chất liệu như: inox, nhôm, sắt mạ kẽm.
Bước 4: Tiến hành lắp đặt
+ Khi vận chuyển pin mặt trời, bạn không nên giẫm đáp hay đè vật nặng lên bề mặt pin.
+ Đấu nối dây điện và kết nối cực DC vào Inverter
+ Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tấm pin trước khi vận hành
Pin năng lượng mặt trời là một giải pháp tối ưu góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ tới Mạnh Cường Solar theo số Hotline: +84886668668. Đội ngũ chuyên gia sẵn sàng tư vấn bạn mọi lúc, mọi nơi.
Nguồn: https://solarmcgroup.com/
Những câu hỏi thường gặp
- Huewai.
- LG.
- Panasonic.
- Silfab.
- Hanwha Q.
- Năng lượng mặt trời Canada .
- JinkoSolar.
- Năng lượng mặt trời Trina .