Với những lợi ích to lớn mà hệ thống điện mặt trời mang lại thì ngày càng nhiều các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng mô hình này vào việc sản xuất. Điều này không những góp phần tiết kiệm năng lượng mà còn chung tay bảo vệ môi trường trước tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng như hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số ứng dụng của pin năng lượng mặt trời cho cuộc sống.
>> Cách Lắp Đặt Hệ Thống Pin Năng Lượng Mặt Trời Đúng Cách Nhất
>> Nhà Máy Sản Xuất Pin Năng Lượng Mặt Trời Uy Tín Nhất Tại Việt Nam
Nội Dung Chính
Ứng dụng pin năng lượng mặt trời được thể hiện thế nào?
Việt Nam là nước có nguồn bức xạ từ mặt trời khá lớn với số giờ nắng trong năm nhiều. Điển hình, số giờ nắng trong năm tại các tỉnh khu vực miền Trung lên tới gần 2000 giờ nắng/năm và các tỉnh miền Nam lên đến gần 3000 giờ nắng/năm. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành năng lượng mặt trời.
Việc ứng dụng pin mặt trời đang ngày càng được phổ biến rộng rãi trong hầu hết các mô hình kinh doanh, sản xuất. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình từ năng lượng mặt trời:
Ứng dụng của pin mặt trời với nguồn điện cho thiết bị di động:
Trạm sạc năng lượng mặt trời
Trạm sạc di động năng lượng mặt trời được sử dụng rộng rãi nhằm mục đích cung cấp năng lượng pin điện thoại tại các địa điểm công cộng như : sân bay, bến xe, nhà ga, trường học, bệnh viện,… Thông thường, các trạm sạc được thiết kế với 2 tấm pin mặt trời có công suất mỗi tấm là 30W. Với công suất 60W của 2 tấm pin có thể đáp ứng được nhu cầu sạc 6 điện thoại cùng một thời điểm, thậm chí vào cả ban đêm.
Balo năng lượng mặt trời
Những chiếc balo được thiết kế gắn trực tiếp những tấm pin để hấp thụ năng lượng mặt trời tự động khi bạn đi đến bất kì đâu từ đi học, đi chơi, dã ngoại,… Những chiếc balo này có tích hợp cổng sạc USB có thể sạc được cho điện thoại, máy tính bảng, camera,… Đặc biệt, thiết kế balo này còn có khả năng chống thấm nước và chống sốc cho laptop giúp đảm bảo an toàn cho các thiết bị bên trong.
Thùng rác năng lượng mặt trời
Thùng rác sử dụng năng lượng mặt trời đã xuất hiện cách đây vài năm trên thế giới. Khác với những thùng rác thông thường, loại thùng rác đặc biệt này có sức chứa gấp nhiều lần giúp chứa đựng được một lượng lớn số rác thải. Bên cạnh đó, thùng rác còn được trang bị hệ thống cảm ứng, khi thùng rác gần đầy thì chúng sẽ phát tín hiệu về trung tâm để báo cho nhân viên đến xử lí rác thải.
Dù năng lượng mặt trời
Dù (ô) năng lượng mặt trời không chỉ có chức năng che mưa, che nắng mà chúng còn có thể chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng thông qua công nghệ NLMT màng mỏng. Bên cạnh đó, trên từng chiếc dù còn được trang bị cổng sạc USB giúp bạn có thể sạc được những thiết bị di động như: điện thoại/ tablet/ ipod/ laptop/ camera…
Quần áo năng lượng mặt trời
Nhà thiết kế Hà Lan Pauline van Dongen gần đây đã cho ra mắt trang phục năng lượng mặt trời có thể sạc được smartphone. Theo như chia sẻ, mỗi một chiếc áo sẽ được gắn 72 viên pin năng lượng mặt trời dẻo để tạo thành những mảng pin có thể bẻ cong. Khi đặt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, mỗi giờ, chiếc áo này có thể sạc được khoảng 50% thời lượng pin cho chiếc điện thoại di động.
Tích hợp vào các thiết bị an ninh
Hệ thống năng lượng mặt trời giúp chuyển đổi năng lượng từ mặt trời thành điện năng, cung cấp cho các thiết bị an ninh như: camera giám sát, điện, sever đèn,… Góp phần giảm tải cho hệ thống điện lưới quốc gia cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường.
Ứng dụng của pin mặt trời cho chiếu sáng công cộng, đèn giao thông
Tại Việt Nam, pin mặt trời đã được ứng dụng cho các thiết bị công cộng, đèn giao thông. Hệ thống năng lượng mặt trời phục vụ chiếu sáng này được hoạt động theo cơ chế đó là sử dụng các tấm pin mặt trời để nạp điện vào bình ắcquy. Đèn sẽ được hoạt động theo cơ chế cảm quang có nghĩa là đèn sẽ tự bật lên khi trời tối và tắt đi khi trời sáng. Trung bình, đèn sẽ sáng từ 10 đến 12 giờ trong một ngày.
Ứng dụng pin mặt trời cho phương tiện giao thông:
Xe ô tô năng lượng mặt trời Stella
Đây là sản phẩm được phát minh bởi một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Công nghệ Eindhoven, Hà Lan. Loại xe này có kích thước khá nhẹ chỉ khoảng 380kg. Trên nóc xe ô tô được gắn các tấm pin mặt trời. Khi sạc đầy, xe có thể đi được một quãng đường lên tới gần 600 km. Còn nếu không cần ánh nắng mặt trời, Stella có thể chạy được 350 km.
Máy bay SI2
Đây là chiếc máy bay năng lượng mặt trời đầu tiên chạy vòng quanh thế giới. Trên 2 cánh máy bay được trang bị các tấm bảng giúp hấp thụ năng lượng từ mặt trời. Có khoảng hơn 17.000 tấm pin quang điện chiếm diện tích hơn 200m2. Điều này cho phép điện từ pin năng lượng mặt trời đẩy được 4 động cơ điện. Đồng thời, cho phép nạp điện cho chiếc pin lithium-polymère dự phòng đã được lắp sẵn trên máy bay.
Xe đạp lai ô tô ELF Velomobile chạy bằng năng lượng mặt trời
Xe đạp lai ô tô ELF Velomobile được thiết kế bởi công ty Organcic Transit, Mỹ. Chiếc xe này còn được trang bị thêm bàn đạp để chạy xe như xa đạp giúp người dùng rèn luyện sức khỏe. Trên mái xe được gắn một tấm pin năng lượng mặt trời có công suất khoảng 600W. Phía dưới mui xe là động cơ nam châm vĩnh cữu có công suất 750W. Với mỗi lần sạc đầy, khách hàng có thể đi được khoảng gần 80km. Giá bán trên thị trường của chiếc xe ELF Velomobile là khoảng 9.900 USD.
Xe đạp năng lượng mặt trời Solarbike
Xe đạp năng lượng mặt trời Solarbike là sản phẩm của thương hiệu Leaos. Các tấm pin mặt trời được gắn trực tiếp trên khung xe. Khi được sạc đầy, chiếc xe đạp Solarbike cho phép bạn di chuyển trên quãng đường 16km khi sử dụng động cơ hoặc 20 km nếu chỉ sử dụng chế độ pê-đan. Mức giá của chiếc xe đạp này dao động khoảng 190 triệu đồng.
Ứng dụng cho vệ tinh
Năm 2011, Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng thành công vệ tinh mini chạy bằng năng lượng mặt trời vào vũ trụ. Vệ tinh mini NanoSail-D của NASA được gắn giàn pin mặt trời bằng polymer có diện tích khoảng 30m2. Dự kiến, vệ tinh này sẽ duy trì trên quỹ đạo Trái đất từ 70 đến 120 ngày. Việc phóng thành công vệ tinh NanoSail-D đã mở ra một cuộc cách mạng tàu vũ trụ thế hệ mới, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để sản xuất
Ứng dụng năng lượng mặt trời vào nuôi tôm
Mô hình nuôi tôm ứng dụng hệ thống năng lượng mặt trời áp mái đã được áp dụng thành công tại 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Đây là một mô hình góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường và tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi. Theo ước tính, nếu dùng dầu máy diesel hoặc điện để vận hành hệ thống quạt thì trên một diện tích ao nuôi rộng khoảng nửa hecta, chi phí sản xuất trung bình mỗi vụ sẽ dao động từ 20 đến 30 triệu đồng. Tuy nhiên, khi áp dụng hệ thống năng lượng mặt trời để tạo khí oxy thì sẽ giúp tiết kiệm chi phí, không tốn chi phí nhiên liệu để chạy máy.
>> Xu Hướng Phát Triển Năng Lượng Mặt Trời Ở Việt Nam
>> Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Năng Lượng Mặt Trời Bạn Nên Biết!
Trên đây là một số ứng dụng của pin năng lượng mặt trời vào trong cuộc sống mà Mạnh Cường Solar đã giới thiệu đến bạn. Hi vọng, hệ thống này sẽ ngày càng được mở rộng và phát triển để góp phần xây dựng hệ sinh thái xanh, sạch, chống gây hại tới môi trường.
Nguồn: https://solarmcgroup.com/
Tôi là Phạm Hữu Tùng Lâm – chuyên viên tư vấn của Mạnh Cường Group về lĩnh vực Điện Năng Lượng Mặt Trời. Với kinh nghiệm 5 năm trực tiếp tư vấn và tham gia vào nhiều dự án lớn, nhỏ trên toàn quốc cũng như nước ngoài, tôi hy vọng những chia sẻ của tôi có thể giúp ích cho các bạn, giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về sự cần thiết của Năng Lượng Mặt Trời. Nếu có gì còn thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ qua số hotline hoặc comment trực tiếp vào bài viết để tôi có thể giải đáp cho các bạn ạ!