Xu Hướng Phát Triển Năng Lượng Mặt Trời Ở Việt Nam

Không thể phủ nhận được sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng mặt trời ở Việt Nam. Do tính cạnh tranh ngày càng cao, một số nước trên thế giới đã bắt đầu giảm, thậm chí bỏ hẳn chính sách hỗ trợ năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, vẫn không thể kìm hãm được sự phát triển của ngành công nghiệp này. Bên cạnh những lợi ích nhận thấy trước mắt, công nghiệp năng lượng mặt trời vẫn sẽ tồn tại, song song những bất cập.

>> Tổng Quan Về Các Dự Án Năng Lượng Mặt Trời Tại Việt Nam

>> 10 Ứng Dụng Của Pin Năng Lượng Mặt Trời Trong Cuộc Sống

Đánh giá ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam

Tiềm năng năng lượng mặt trời

Ứng dụng năng lượng mặt trời

Trên thế giới hiện nay, Điện mặt trời là ngành công nghiệp đang có tốc độ phát triển chóng mặt. Theo một nghiên cứu mới đây nhất, tốc độ phát triển trung bình của thị trường này lên tới 25% một năm.

Thị trường điện mặt trời trên toàn cầu nói chung được chia là 3 xu hướng đó chính là:

+ Sự ra đời của các nhà máy điện mặt trời

+ Công nghệ chế tạo pin năng lượng mặt trời

+ Các loại hình mái nhà, tòa nhà điện mặt trời

Không nằm ngoài quy luật của sự phát triển chung toàn thế giới, thị trường năng lượng mặt trời Việt Nam cũng ngày càng có những bước phát triển đáng kinh ngạc. Việt Nam là một thị trường thích hợp để đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng mặt trời bởi sự thuận lợi về thời tiết, khí hậu.

Trung bình số giờ nắng trong năm của Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với một số quốc gia trong khu vực. Theo số liệu khảo sát về lượng bức xạ mặt trời gần đây cho thấy: Tại khu vực các tỉnh miền Bắc, trung bình một năm sẽ có từ 1.700 cho đến 2.100 giờ nắng. Còn với các tỉnh khu vực miền Nam, số giờ nắng bình quân từ 2.000 đến 2.600 giờ nắng trong năm.

Số liệu về bức xạ mặt trời tại các vùng miền ở Việt Nam
Số liệu về bức xạ mặt trời tại các vùng miền ở Việt Nam

Thông qua số liệu trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy lượng bức xạ mặt trời ở các tỉnh khu vực miền Bắc giảm 20% so với các tỉnh thành miền Trung trở vào trong Nam do trong năm, các tỉnh miền Bắc trải qua số ngày đông, mưa phùn kéo dài. Chính vì thế, nguồn bức xạ mặt trời chỉ dao động khoảng 1-2kWh/m2/ngày. Điều này minh chứng cho việc ứng dụng năng lượng mặt trời ở miền Bắc không được hiệu quả như so với các tỉnh thành khu vực miền Trung và miền Nam.

Mặc dù là một ngành công nghiệp còn khá non trẻ nhưng chắc chắc pin năng lượng mặt trời ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai nếu chúng ta có những bước đi đúng đắn. Theo bản đồ tiềm năng điện mặt trời do Ngân hàng Thế giới cung cấp, điện mặt trời ở Việt Nam khá dồi dào. Cụ thể, nguồn bức xạ nhiệt khoảng 2.056kW/m2/năm. Điều này đã minh chứng cho tiềm năng phát triển ĐMT ở không xa tại nước ta.

Các dự án năng lượng mặt trời

Chính những tiềm năng sẵn có, Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một “mỏ vàng” thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp năng lượng mặt trời. Tại Việt Nam hiện nay đã có gần 90 dự án điện mặt trời với tổng công suất lên đến hơn 5000 MW. Dưới đây là một số dự án tiêu biểu có thể kể đến:

+ Cụm nhà máy điện mặt trời Thuận Nam của Tập đoàn BIM Group đã hòa lưới điện quốc gia với công suất 330 MW. Đây là tổ hợp nhà máy DDMT lớn nhất Đông Nam Á, dự kiến sẽ sản xuất khoảng 600 triệu kWh mỗi năm.

+ Nhà máy điện mặt trời tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế của Tập đoàn Thành Công với công suất của cả 2 nhà máy lên đến gần 90MW.

+ Nhà máy Tata Power tại Hà Tĩnh có công suất 300 MW, Nhà máy GT & Associates và Mashall & Street Ltd tại Quảng Nam có công suất 150MW,… Đây đều là những dự án điện mặt trời từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Để có được điều đó chính là kết quả của việc Chính phủ đã ban hành những chính sách hỗ trợ để thúc đẩy thị trường năng lượng mặt trời Việt Nam phát triển và dần trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn.

Năng lượng mặt trời phát triển nóng và những bất cập không thể lơ là

Bên cạnh những thuận lợi, lợi ích mà việc sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam mang đến thì vẫn tồn tại những bất cập, những tiềm ẩn rủi ro về ô nhiễm môi trường trong tương lai:

Chất tẩy rửa bề mặt pin mặt trời

Để tẩy rửa bề mặt tấm pin năng lượng mặt trời, người ta sẽ phải sử dụng các dung dịch axit HF. Đây chính là một loại chất độc gây nguy hại đến sức khỏe của con người, làm ăn mòn các mô và giảm canxi trong xương.

Bên cạnh đó, SiCl4 trong quá trình chế tạo pin mặt trời cũng gây hại tới môi trường, gây nguy cơ axit hóa đất đai, nguồn nước.

Chất tẩy rửa độc hại là một trong những bất cập khi sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam
Chất tẩy rửa độc hại là một trong những bất cập khi sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam

Hạ tầng chưa đáp ứng tốc độ tăng trưởng điện mặt trời ở Việt Nam

Tính đến năm 2019, trên toàn quốc đã có gần 90 nhà máy điện mặt trời ở Việt Nam được đưa vào hoạt động. Đây được coi là con số chưa từng có trong lịch sử. Tuy nhiên, tình trạng thiếu đồng bộ trong quy hoạch phát triển điện mặt trời và hạ tầng phụ trợ đã gây nên tình trạng quá tải lưới điện trầm trọng, làm vỡ quy hoạch khiến các dự án mới vừa đưa vào vận hành cũng phải giảm phát.

Hạ tầng năng lượng mặt trời ở Việt Nam còn gặp khá nhiều bất cập
Hạ tầng năng lượng mặt trời ở Việt Nam còn gặp khá nhiều bất cập

Chính vì thế, sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng mặt trời cần phải hướng tới sự bền vững, trước mắt là phải xử lí tốt quy trình xử lí rác thải và hạ tầng truyền tải, Tránh những lợi ích trước mắt mà gây hậu quả nghiêm trọng cho tương lai.

Tình hình phát triển và ứng dụng các công nghệ NLMT trên thế giới

Trên thế giới, công nghệ NLMT ngày càng đạt tốc độ tăng trưởng cao và liên tục. Dưới đây là một số thông tin về năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng NLMT trên toàn cầu:

Công nghệ điện mặt trời – công nghệ pin mặt trời

Theo số liệu thu thập được trong năm 2013, tổng công suất pin mặt trời trên toàn thế giới lên đến 139GW. Trong đó, Đức, Trung Quốc, Ý, Mỹ, Nhật Bản là những nước đạt công suất pin mặt trời lớn nhất thế giới. Lí giải về nguyên nhân của sự phát triển như vũ bão này đó chính là giá module và pin mặt trời liên tục giảm sâu. Trong năm 2013, tổng đầu tư các hệ nguồn điện mặt trời, pin mặt trời đã giảm khoảng 22%  nhưng công suất lại tăng lên 32% với khoảng gần 40GW.

Công nghệ nhiệt điện mặt trời (CSP)

Cũng theo một nghiên cứu vào năm 2013, tổng công suất nhiệt điện mặt trời toàn thế giới là 3.425GW. Hai nước có công suất phát điện CSP lớn nhất thế giới thời điểm đó là Tây Ban Nha và Mỹ.

Sản xuất nước nóng từ năng lượng mặt trời

Năm 2013, tổng công suất sản xuất nước nóng từ năng lượng mặt trời trên toàn cầu đạt 326GW nhiệt, tăng liên tục với khoảng gần 19% một năm. Dẫn đầu về công suất đã lắp đặt thiết bị nước nóng từ năng lượng mặt trời là một số nước như: Hy Lạp, Israel, Áo, Barbados và Đảo Sip.

Chính sách năng lượng mặt trời

Để ngành công nghiệp năng lượng mặt trời phát triển bên cạnh các yếu tố về điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia thì những chính sách hỗ trợ năng lượng mặt trời sẽ thu hút được nhiều các nhà đầu tư đầu tư vào quốc gia đó.

Kết luận về hiện trạng và xu thế phát triển năng lượng mặt trời trên thế giới

Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đã và đang phát triển liên tục với tốc độ ngày càng cao. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng công nghệ điện mặt trời, pin mặt trời đã đạt 55%/năm, vượt qua các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo khác như thủy điện, gió và sinh khối.

>> Cách Lắp Đặt Hệ Thống Pin Năng Lượng Mặt Trời Đúng Cách Nhất

>> Nhà Máy Sản Xuất Pin Năng Lượng Mặt Trời Uy Tín Nhất Tại Việt Nam

Ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam hiện nay còn khá hạn chế, quy mô nhỏ lẻ, tự phát. Chính vì thế, Chính phủ cần phải đưa ra những chính sách về năng lượng mặt trời để phát huy mạnh mẽ ngành công nghiệp tương lai này.

Nguồn: https://solarmcgroup.com/