Điện năng lượng mặt trời đang được thế giới quan tâm. Đứng trước nguy cơ biến đổi khí hậu ngày một nhanh chóng như hiện nay, sử dụng điện mặt trời chính là một giải pháp hữu hiệu. Trên thế giới đã có hàng loạt công trình sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi giới thiệu đến bạn một số công trình dùng điện mặt trời lớn nhất thế giới hiện nay.
>> Mô Hình Điện Mặt Trời Dùng Cho Hộ Gia Đình
>> Tiềm Năng Và Ứng Dụng Điện Năng Lượng Mặt Trời Cho Khu Vực Tây Bắc
Nội Dung Chính
- 1 Sân vận động Word games ở Đài Loan
- 2 Cao ốc văn phòng sử dụng năng lượng mặt trời tại Trung Quốc
- 3 Con thuyền Planet solar
- 4 Cầu đi bộ sử dụng năng lượng mặt trời
- 5 Nhà máy điện năng lượng mặt trời PS20 tại Tây Ban Nha
- 6 Dự án năng lượng mặt trời trên sa mạc
- 7 Hệ thống nấu ăn sử dụng năng lượng mặt trời
Sân vận động Word games ở Đài Loan
Sân vận động Word games tọa lạc tại Tả Doanh, Cao hùng, Đài Loan. Thiết kế của sân vận động Word games khác biệt hoàn toàn so với những sân vận động thông thường. Sân vận động có thiết kế hình xoắn ốc, khi nhìn từ xa, chúng trông như một con rồng khổng lồ đang cuộn mình. Sân vận động Word games rộng đến 19ha, có phần mái rộng 14.155m2, sức chứa lên tới 55.000 khán giả.
Sân vận động sử dụng 8.844 tấm pin mặt trời, có thể sản xuất khoảng 1,4 triệu Kwh/năm, đủ để chiếu sáng 3300 bóng đèn và 2 màn hình tivi khổng lồ cùng hệ thống phát thanh. Nguồn điện từ hệ thống năng lượng mặt trời đủ để sử dụng cho toàn bộ thiết bị điện mà không cần dùng điện lưới. Tại thời điểm sân vận động này không hoạt động, nguồn điện này sẽ được người dân xung quanh sử dụng.
Cao ốc văn phòng sử dụng năng lượng mặt trời tại Trung Quốc
Một cao ốc rộng 75.000m2 được thiết kế dạng cấu trúc đồng hồ mặt trời tọa lạc tại thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, tây bắc Trung Quốc. Tòa nhà sử dụng hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo.
Cấu trúc bên ngoài chỉ sử dụng 1% thép để thiết kế tổ chim. Tường và mái nhà được xây dựng bằng vật liệu cách nhiệt, điều này giúp tòa nhà tiết kiệm được đến 30% điện năng sử dụng. Cấu trúc tòa nhà được đặt tên là “Án Nhật Nguyệt”, phần mặt tiền sơn màu trắng tượng trưng cho năng lượng sạch.
Con thuyền Planet solar
Planet solar là chiếc thuyền đầu tiên trên thế giới sử dụng điện năng lượng mặt trời để hoạt động. Con thuyền này có cân nặng lên tới 95 tấn, rộng 16 mét, dài 31 mét được sản xuất tại xưởng đóng tàu Knierim Yachtbau (Đức). Trên thuyền được lắp đặt 537 m2 các tấm pin mặt trời, cung cấp năng lượng để nó chạy với tốc độ tối đa 25km/h.
Vào ngày 27/9/2010, con thuyền Planet solar đã xuất phát từ Monaco thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới để truyền đi thông điệp chống biến đổi khí hậu. Sau gần 1 năm, ngày 29/8/2011, con thuyền đã cập bến tại thành phố biển Nha Trang của nước ta, dừng chân 3 ngày và tiếp tục cuộc hành trình của mình.
Cầu đi bộ sử dụng năng lượng mặt trời
Một cây cầu sử dụng năng lượng mặt trời được xây dựng tại thành phố Brisbane (Australia). Cây cầu có chiều dài lên tới 470m, tổng trị giá trên 63 triệu USD. Toàn bộ cây cầu sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED có thể phát ra nhiều hiệu ứng ánh sáng khác nhau.
Hệ thống chiếu sáng sử dụng 84 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể tạo ra công suất khoảng 100Kw/giờ mỗi ngày và 38Mw/giờ mỗi năm. Lượng điện dư thừa từ các tấm pin mặt trời sẽ được chuyển sang cho điện lưới quốc gia.
Nhà máy điện năng lượng mặt trời PS20 tại Tây Ban Nha
Công trình này được khởi công trong năm 2016 và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2019. Nhà máy điện năng lượng mặt trời PS20 được lắp đặt 1255 tấm gương lớn có thể di chuyển, mỗi tấm gương rộng 350 m2 và bao phủ một diện tích rộng lên tới 155.000m2.
Trong một ngày, những tấm gương này sẽ xoay theo 2 trục và hướng về phía mặt trời. Trên đỉnh ngọn tháp có một bình chứa có nhiệm vụ thu thập tất cả các bức xạ mặt trời, sau đó, biến đổi 92% năng lượng nhận được thành dòng hơi nước, dẫn xuống một tua-bin đặt dưới chân tháp để máy phát điện hoạt động.
Mỗi năm, nhà máy điện mặt trời PS20 tại Tây Ban Nha sản xuất được 48.000 KWh điện năng. Lượng điện này đủ để cung cấp cho hơn 10.000 hộ dân trong khu vực, giảm khoảng 12.000 tấn khí CO2 thải vào khí quyển, đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Dự án năng lượng mặt trời trên sa mạc
Sa mạc Sahara là sa mạc lớn nhất trên thế giới. Chính vì thế, hàng loạt các dự án năng lượng mặt trời khổng lồ đã được thực hiện tại đây. Trong đó, được xúc tiến bởi Desertec Foundation, 20 công ty nổi tiếng của Đức đang lên kế hoạch cho dự án quy mô này. Dự kiến, sẽ mất khoảng từ 10 đến 15 năm để xây dựng với tổng số vốn hơn 500 tỉ USD.
Nếu nhà máy đi vào hoạt động, sản lượng điện sẽ được vận chuyển qua Địa Trung Hải đến châu Âu nhằm cung cấp cho 15% nhu cầu sử dụng điện của lục địa này.
Hệ thống nấu ăn sử dụng năng lượng mặt trời
Dự án sử dụng hệ thống nấu ăn từ năng lượng mặt trời được xây dựng ở Shirdi, bang Maharashtra, Ấn Độ. Hệ thống này trị giá khoảng 280.000USD.
Hệ thống này có nhiệm vụ biến nước thành 3.500kg hơi nước mỗi ngày, sau đó được dùng để nấu nướng, phục vụ cho khoảng 20.000 khách hành hương đến lăng thánh Sai Baba. Nhờ vào hệ thống nấu ăn sử dụng năng lượng mặt trời đã giúp tiết kiệm khoảng 100.000kg gas mỗi năm.
Trên đây là 7 công trình dùng điện mặt trời lớn nhất thế giới hiện nay. Không chỉ giúp đạt hiệu quả kinh tế cao mà những công trình này còn góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm nguồn chi phí và bảo vệ môi trường.
Nguồn: https://solarmcgroup.com/
Tôi là Phạm Hữu Tùng Lâm – chuyên viên tư vấn của Mạnh Cường Group về lĩnh vực Điện Năng Lượng Mặt Trời. Với kinh nghiệm 5 năm trực tiếp tư vấn và tham gia vào nhiều dự án lớn, nhỏ trên toàn quốc cũng như nước ngoài, tôi hy vọng những chia sẻ của tôi có thể giúp ích cho các bạn, giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về sự cần thiết của Năng Lượng Mặt Trời. Nếu có gì còn thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ qua số hotline hoặc comment trực tiếp vào bài viết để tôi có thể giải đáp cho các bạn ạ!