Dự Án Điện Năng Lượng Mặt Trời Tại Đại Học Cửu Long

Đại học Cửu Long là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam đưa hệ thống điện mặt trời vào sử dụng. Cái bắt tay chiến lược giữa Đại học Cửu Long và Tập đoàn Mạnh Cường thực hiện dự án thành công sau gần 2 tháng thi công. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về dự án điện năng lượng mặt trời tại Đại học Cửu Long.

Thông tin chi tiết về dự án điện năng lượng mặt trời tại Đại học Cửu Long

1. Khách hàng: Đại học Cửu Long

Đại học Cửu Long là một trường đại học tư thục của Việt Nam được thành lập vào ngày 05/01/2000 tại Vĩnh Long và là trường đại học dân lập (nay đã chuyển sang loại hình tư thục) đầu tiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đa nghề, đa lĩnh vực, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động Việt Nam.

2. Địa chỉ: Quốc lộ 1A, Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long

3. Thông tin dự án

  • Công suất: 980 kW
  • Tổng điện năng tạo ra: 1,7 – 1,8 triệu kW/năm.
  • Số lượng tấm PV: 3.000 tấm pin thu năng lượng mặt trời
  • Giảm thiếu CO2 thải ra: 56.7 tấn/năm
  • Thời gian thi công: 2019

Một số hình ảnh của dự án:

Mô hình dự án điện năng lượng mặt trời tại Đại học Cửu Long
Mô hình dự án điện năng lượng mặt trời tại Đại học Cửu Long

Mô hình dự án điện năng lượng mặt trời tại Đại học Cửu Long

Hình ảnh thực tế của dự án điện năng lượng mặt trời tại Đại học Cửu Long
Hình ảnh thực tế của dự án điện năng lượng mặt trời tại Đại học Cửu Long

Giải pháp chính

Điện năng lượng mặt trời nối lưới trên mái của Đại học Cửu Long tại tỉnh Vĩnh Long

Hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái của Đại học Cửu Long được lắp đặt trên diện tích 15.000 m2. Tổng số tấm pin thu năng lượng mặt trời được sử dụng lên đến 3000 tấm; 100.000 mét cáp; sử dụng 6 inverter (biến tần) và trạm điều hành 600 m2.

Các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt sẽ chuyển đổi bức xạ ánh sáng mặt trời thành dòng điện một chiều. Sau đó, nhờ thiết bị inverter có trang bị thuật toán MPPT (Maximum Power Point Tracking) để chuyển dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.

Dòng điện xoay chiều được sản xuất từ hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ được kết nối với tủ điện chính của công ty, hòa chung với dòng điện lưới sẵn có, cung cấp điện năng song song với nguồn điện lưới.

Khi điện lưới bị mất, inverter sẽ nhanh chóng ngắt kết nối với lưới điện để đảm bảo hệ thống pin năng lượng mặt trời không phát vào lưới điện gây nguy hiểm đến tính mạng của nhân viên sửa chữa.

Đánh giá hiệu quả của dự án điện mặt trời tại Đại học Cửu Long

Việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời giải pháp tối ưu về chi phí đầu tư và chi phí sử dụng điện. Đặc biệt, thích hợp cho Đại học Cửu Long nơi đã có nguồn điện lưới và đáp ứng nhu cầu điện năng một phần cho hệ thống tải tiêu thụ của nhà máy hoạt động.

Theo Tiến sĩ Lương Minh Cừ – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Chúng tôi tự hào là trường đại học có nhà máy điện năng lượng mặt trời đầu tiên và có công suất lớn nhất trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay hoàn thành và đưa vào sử dụng. Điều này không chỉ tiết kiệm được chi phí tiêu thụ điện hàng tháng, cũng như phục vụ tốt việc nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên, sinh viên nhà trường mà còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức cho các bạn trẻ đối với việc sử dụng hiệu quả năng lượng sạch trong tương lai”.

Nguồn: https://solarmcgroup.com/