Giá Điện Mặt Trời Áp Mái Có Thể Dưới 2.000 Đồng Một kWh

Thông tin mới nhất – mỗi kWh các dự án điện mặt trời áp mái sẽ chỉ còn 8,38 cent ( tương đương 1.940 đồng), theo dự thảo vừa được Bộ Công Thương hoàn thành.

Bản dự thảo Quyết định của Thủ Tướng về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp dụng sau ngày 30/06/2019, thời điểm Quyết định 11/2017 hết hiệu lực, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện trình Thủ Tướng.

>>> Dự Thảo Quyết Định Của Thủ Tướng Chính Phủ Về Cơ Chế Khuyến Khích Phát Triển Điện Mặt Trời Tại Việt Nam

Theo đó, giá cho các dự án điện mặt trời áp mái có nhiều thay đổi so với các lần đưa ra đề xuất trước đây của Bộ Công Thương khi giảm về 8,38 cent/1 Kwh ( tương đương 1.940 đồng), thấp hơn giá cũ 0,97 cent/1 kWh so với cơ chế áp dụng theo Quyết định 11 trước đây ( 9,35 cent/1 kWh).

Mức giá 8,38 cent/1 kWh sẽ áp dụng trong 20 năm cho dự án điện vận hành trong 1/7/2019 – 31/12/2020. Giá chưa bao gồm thuế VAT và được điều chỉnh theo biến động tỷ giá VND/USD. Như vậy, theo các chuyên gia về lĩnh vực điện mặt trời thì đây chính là thời điểm bùng nổ của các dự án năng lượng mặt trời và đặc biệt đó là khai thác điện mặt trời thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời.

Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời được hạch toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá điện bán buôn, bán lẻ hàng năm của EVN ( Tập đoàn Điện lực Việt Nam). Hóa đơn thanh toán được lập trên cơ sở sản lượng điện giao và sản lượng điện nhận riêng biệt.

giải pháp điện mặt trời ở Việt Nam

Đến cuối tháng 11/2019 mới có 318 MW điện mặt trời áp mái được vận hành, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam. Trong các góp ý trước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề nghị tiếp tục giữ mức giá điện là 9,35 cent một kWh đến năm 2021, nhằm khuyến khích loại hình năng lượng này phát triển.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng giá điện mặt trời áp mái cần giảm so với mức giá cũ ở gia đoạn trước để phù hợp với thực tế, xu hướng công nghệ giảm và giảm sức ép tăng giá điện bán lẻ, cũng như giảm bớt các trường hợp lợi dụng chính sách như vừa qua.

Nhưng theo quan điểm của các chuyên gia thì sẽ không nên áp một giá chung cho điện mặt trời được. Vì thực tế cường độ bức xạ của Việt Nam thay đổi nhiều theo các vùng, miền Bắc có mức bức xạ thấp nhất, bình quân khoảng 3,7 kWh/m2/ngày, trong khi các tỉnh phải Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gấp 1,4 lần là 4,8 – 5,1kWh/m2/ngày.

Điều này sẽ dẫn đến các dự án điện mặt trời nối lưới đang phát triển tập trung tại một số địa phương có cường độ bức xạ lớn, gây quá tải cục bộ và ảnh hưởng đến an toàn cung cấp điện của hệ thống.

>>> Mô Hình Điện Mặt Trời Dùng Cho Hộ Gia Đình

>>> Những Công Trình Dùng Điện Mặt Trời Vĩ Đại Nhất Thế Giới

Ngoài mức giảm giá sâu, hơn 32% các nhà đầu tư còn cho rằng, thời hạn duy trì giá chỉ 2 năm là quá ngắn. “Giá đã giảm, mốc thời gain áp dụng ngắn sẽ là sức ép lớn cho nhà đầu tư trong đàm phán với nhà thầu, cung cấp thiết bị”.

Giải pháp mà các chuyên gia nhận định cho các dự án điện mặt trời là cần thời gian áp dụng giá điện mặt trời lên ổn định trong 2,5 – 3 năm và không nên thay đổi liên tục.

Nguồn: https://solarmcgroup.com/