Nhu cầu lắp đặt điện năng lượng mái nhà ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, trước khi triển khai việc lắp đặt, khách hàng cần phải nắm rõ một số quy định về điện mặt trời áp mái của Chính phủ ban hành. Cụ thể sẽ được Mạnh Cường Solar chia sẻ trong bài viết ngay dưới đây.
>> Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Điện Mặt Trời Áp Mái Mà Bạn Cần Biết
>> TOP 3 Hệ Thống Điện Mặt Trời Áp Mái Hộ Gia Đình – Solarmcgroup
Nội Dung Chính
- 1 Những quy định liên quan về lắp đặt điện mặt trời áp mái
- 2 Chính sách phát triển điện mặt trời
- 3 Thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời
- 4 Hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời
- 4.1 Xác định dự án điện mặt trời mái nhà
- 4.2 Cơ chế mua bán điện và giá mua điện của dự án điện mặt trời mái nhà
- 4.3 Phân cấp ký kết và thực hiện Hợp đồng mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà
- 4.4 Trình tự, thủ tục đấu nối và mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà
- 4.5 Kiểm tra các thông số kỹ thuật và lắp đặt công tơ đo đếm 2 chiều cho dự án điện mặt trời mái nhà
- 4.6 Thanh toán và hình thức thanh toán tiền điện
- 4.7 Ghi nhận sản lượng và hạch toán chi phí mua điện
- 5 Những thắc mắc về điện mặt trời
- 5.1 Câu 1: Hệ thống hòa lưới vận hành ra sao?
- 5.2 Câu 2: Khi điện lưới bị mất, hệ thống có hoạt động được không? Trong những ngày mây mù, mưa, liệu có đủ điện để sử dụng sinh hoạt?
- 5.3 Câu 3: Hệ thống điện mặt trời áp mái cho hộ gia đình có hiệu quả về đầu tư? Chi phí bảo trì cao không?
- 5.4 Câu 4: Hệ thống có cần trữ ắc quy, có thể sử dụng vào buổi tối?
- 5.5 Câu 5: Hệ thống điện mặt trời hòa lưới so với hệ thống điện mặt trời trữ ắc quy có gì ưu việt hơn?
- 5.6 Câu 6: Chi phí đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời khoảng bao nhiêu tiền?
- 5.7 Câu 7: Các hệ số nào cần cân nhắc khi tính bài toán đầu tư cho hệ thống?
- 5.8 Câu 8: Ngoài việc tiết kiệm chi phí điện năng, việc sử dụng năng lượng mặt trời còn có thể mang đến lợi ích gì cho chủ đầu tư?
Những quy định liên quan về lắp đặt điện mặt trời áp mái
Quy định về điện mặt trời
Nhằm khuyến khích việc đưa vào sử dụng điện mặt trời, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hấp dẫn, đặc biệt, hệ thống ĐNLMT không dự trữ giúp tiết kiệm tiền điện, ngoài ra, còn bán lại được nguồn điện dư cho ngành điện theo Quyết định số 11/2017/QĐ-Ttg ngày 11/4/2017 và Quyết định số 02/2019/QĐ-TT ngày 8/1/2019.
Quy định về phát triển dự án ĐMT và hợp đồng mua bán điện mẫu theo Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/3/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Thủ tục bán điện mặt trời cho EVN như thế nào?
Trước khi làm thủ tục bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Điện lực sẽ cử người xuống kiểm tra hệ thống điện mặt áp mái của chủ đầu tư. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn một địa chỉ cung cấp thiết bị năng lượng mặt trời và đơn vị thi công uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm.
Quy định và giá mua điện mặt trời
Sau khi kiểm tra hệ thống ĐNLMT, khách hàng sẽ đến Công ty điện lực để kí kết hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời. Cụ thể như sau:
+ Hoàn thành dự án trước 03 ngày làm việc
+ Chủ đầu tư phải thực hiện đầu tư dự án
+ Công ty điện lực tiến hành khảo sát và thỏa thuận đối nấu
+ Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị bán điện theo mẫu quy định
+ Công ty điện lực sẽ kiểm tra lại nếu không đạt yêu cầu chủ đầu tư khắc phục
+ Nếu đạt yêu cầu, Công ty Điện lực sẽ đến lắp đặt công tơ 2 chiều và ký hợp đồng mua bán điện.
Những hạng mục cần kiểm tra trước khi đấu nối vào hệ thống điện lưới quốc gia
Theo văn bản số 2619/EVN HANOI-B09 ngày 09/04/2019, yêu cầu một số hạng mục cần kiểm tra trước khi đấu nối vào hệ thống điện quốc gia như sau:
+ Tần số: Hệ thống ĐNLMT cần phải duy trì và vận hành điện liên tục trong dải tần số từ 49 – 51Hz. Nếu nằm ngoài dải tần số trên, hệ thống cần phải duy trì vận hành phát điên trong thời gian tối thiểu là 0,2 giây.
+ Cân bằng pha: Nhỏ hơn hoặc bằng 5% chế độ làm việc trung bình của điện áp pha so với điện áp danh định.
+ Điện áp: Hệ thống ĐMT phải duy trì vận hành điện áp định mức các điểm điểm đấu nối từ 85 – 110%
+ Sóng hài điện áp: Với hệ thống có công suất nhỏ hơn 50kW, tổng độ biến dạng sóng hài dòng điện tại điểm đấu nối phải nhỏ hơn hoặc bằng 20% dòng điện phụ tải. Còn với hệ thống có công suất lớn hơn 50kW, tổng độ biến dạng sóng hài dòng điện tại điểm đấu nối phải nhỏ hơn hoặc bằng 12% dòng điện phụ tải.
+ Yêu cầu nối đất: Hệ thống điện năng lượng mặt trời phải được nối đất trực tiếp
+ Mức độ xâm nhập của dòng điện một chiều: Dưới hoặc bằng 0,5%
+ Bảo vệ: Hệ thống phải có khả năng tự ngắt kết nối khi có bất kì sự cố nào xảy ra.
Giá mua bán điện năng lượng mặt trời
Đối với các dự án điện mặt trời có ngày vận hành sau 30/6/2019 sẽ áp dụng giá thu điện là 2.135đ/kWh. Tiền điện sẽ thanh toán bằng tiền Việt Nam đồng, thông qua hình thức thanh toán chuyển khoản, phí chuyển khoản chủ đầu tư chịu.
Nếu chủ đầu tư yêu cầu hóa đơn, Công ty Điện lực sẽ phải xuất hóa đơn sau khi thanh toán tiền điện theo quy định khi bán điện năng lượng mặt trời cho EVN. Với chính sách bán điện này sẽ đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư.
Theo quy định tại Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017, đối với các hợp đồng mua bán điện mặt trời vận hành trước ngày 01/07/2019 sẽ áp dụng mức giá mua là 9,35 Uscents/kWh trong vòng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Kể từ năm 2020 và các năm tiếp theo, giá mua điện được xác định theo từng năm, được tính theo tiền Việt Nam.
Chính sách phát triển điện mặt trời
Thông tư 16/2017/TT-BCT quy định về chính sách mới phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
Theo đó, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển điện mặt trời rất lớn. Với cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 4,5 – 5,5 kWh/m2/ngày, dự kiến, năm 2020, công suất lắp đặt điện mặt trời sẽ lên khoảng 850 MW và khoảng 12.000 MW đến năm 2030.
Thông tư 16 của Bộ Công thương có hiệu lực kể từ ngày 26/10/2017, bao gồm 5 Chương với 22 Điều đã quy định cụ thể về:
- Quy hoạch, và phát triển dự án điện năng lượng mặt trời
- Giá bán điện của các dự án ĐNLMT nối lưới và áp mái
- Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án ĐNLMT nối lưới và áp mái.
- Quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan
Các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 16 về điện mặt trời bao gồm những điểm sau:
- Nội dung đề án quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh
- Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới
- Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời mái nhà
Ngoài ra, Thông ty quy định về các dự án điện mặt trời được hưởng cơ chế giá bán điện là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 Uscents/kWh). EVN có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện dư từ hệ thống điện mặt trời có ngày vận hành thương mại trước ngày 30/06/2019 theo hợp đồng mua bán điện mẫu được áp dụng trong thời gian 20 năm.
Thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời
Thông tư số 16 năm 2017 của BCT đã quy định rõ điều kiện đầu tư dự án điện mặt trời nối lưới và dự án điện mặt trời trên mái nhà, cụ thể như sau:
+ Đối với các dự án điện mặt trời nối lưới, chủ đầu tư chỉ được lập dự án có trong các Quy hoạch phát triển ĐMT hoặc Quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh, cấp quốc gia được phê duyệt. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các dự án điện năng lượng mặt trời nối lưới không được thấp hơn 20% tổng mức vốn đầu tư. Diện tích đất sử dụng lâu dài không vượt quá 1,2 ha/01 MWp,…
+ Đối với các dự án điện mặt trời áp mái có công suất nhỏ hơn 01MW, chủ đầu tư đăng kí đấu nối với Công ty điện lực cấp tỉnh. Với các dự án có công suất lớn hơn 01MW, chủ đầu tư thực hiện thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển ĐMT và quy hoạch phát triển điện lực theo quy định
Ngoài ra, đối với dự án điện mặt trời nối lưới, giá của dự án điện mặt trời được quy định chi tiết như sau:
+ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 12, Quyết định số 11, Công ty Điện lực có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ dự án điện mặt trời nối lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện (chưa bao gồm thuế GTGT). Giá mua điện quy định tại Khoản 1 chỉ áp dụng với các dự án có ngày vận hành thương mại trước ngày 30/6/2019 trong vòng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
+ Các dự án điện mặt trời được áp dụng giá bán điện theo quy định tại Khoản 1 Điều này sẽ không được áp dụng cơ chế hỗ trợ giá cho sản lượng điện của dự án theo các quy định hiện hành khác.
+ Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời tại Khoản 1 Điều 12 được tính toán đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá bán điện hàng năm của EVN.
Còn đối với dự án điện mặt trời mái nhà, giá mua bán điện được quy định như sau:
+ Các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng sử dụng hệ thống công tơ đo đếm hai chiều.
+ Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ hệ thống điện mặt trời áp mái lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp.
+ Khi kết thúc 01 năm hoặc kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá bán điện theo quy định tại Khoản 2 Điều 12.
+ Giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương với 9,35 Uscents/kWh.
+ Giá điện cho năm tiếp theo sẽ được điều chỉnh theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày làm việc cuối cùng của năm trước.
+ Giá mua điện quy định tại Khoản 2 và 3 3 chỉ áp dụng cho dự án điện mặt trời mái nhà có ngày vận hành thương mại trước ngày 30/6/2019 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
+ Các dự án điện mặt trời mái nhà được áp dụng giá bán điện theo quy định tại Điều này sẽ không được áp dụng cơ chế hỗ trợ giá cho sản lượng điện của dự án theo các quy định hiện hành khác.
+ Quy định về thuế, phí của các dự án điện năng lượng mặt trời áp mái theo cơ chế bù trừ điện năng được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
+ Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời được tính toán đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá bán điện hàng năm của EVN.
Hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời
Căn cứ vào các quyết định:
Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam
Quyết định số 02/2019/QĐ- TTg ngày 08/01/2019 sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 11 /2017 QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/3/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2017/TT-BCT.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các đơn vị thực hiện mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà như sau:
Xác định dự án điện mặt trời mái nhà
Dự án điện mặt trời mái nhà là dự án điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà, chủ đầu tư là các cá nhân hoặc tổ chức có đấu nối và bán điện lên lưới điện của EVN.
Cơ chế mua bán điện và giá mua điện của dự án điện mặt trời mái nhà
+ Các dự án điện mặt trời mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều.
+ Giá mua điện:
Giá mua điện trước ngày 01/01/2018 là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh, nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10/4/2017 là 22.316 đồng/USD).
Giá mua điện từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2018 là 2.096 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh, nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 31/12/2017 là 22.425 đồng/USD).
Giá mua điện từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019 là 2.134 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh, nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 31/12/2018 là 22.825 đồng/USD).
Giá mua điện kể từ năm 2020 và các năm tiếp theo được xác định theo từng năm và được tính bằng tiền Việt Nam đồng, nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước.
Phân cấp ký kết và thực hiện Hợp đồng mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà
+ Theo Quyết định số 67/QĐ-EVN ngày 28/02/2018 của Hội đồng thành viên EVN, các Tổng công ty Điện lực uỷ quyền cho Công ty Điện lực/Điện lực được ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà đấu nối vào lưới điện thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
+ Các Tổng công ty Điện lực/ Công ty Điện lực kiểm tra, theo dõi chặt chẽ công suất lắp đặt của các dự án điện mặt trời mái nhà đấu nối vào lưới điện nhằm tránh tình trạng gây quá tải đường dây, máy biến áp phân phối.
+ Các Tổng công ty Điện lực/ Công ty Điện lực thực hiện tư vấn cho các chủ đầu tư lựa chọn pin năng lượng mặt trời phù hợp, bộ inverter đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ.
Trình tự, thủ tục đấu nối và mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà
+ Chủ đầu tư đăng kí lắp đặt điện mặt trời mái nhà qua Trung tâm CSKH bằng các hình thức: điện thoại, email, Zalo, Chat box,…
+ Công ty Điện lực/Điện lực tiến hành khảo sát và thỏa thuận đấu nối: Nếu dự án có công suất lắp đặt nhỏ hơn 03kWp, đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 01 pha hoặc 03 pha tuỳ theo hiện trạng sẵn có. Nếu dự án trên 03kWp, đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 03 pha.
+ Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị bán điện từ dự án điện mặt trời mái nhà trước 03 ngày so với ngày dự kiến hoàn thành lắp đặt dự án, bao gồm: Giấy đề nghị bán điện, Hồ sơ kỹ thuật (nếu có). Đối với các dự án lắp đặt có công suất trên 01MWp, chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời, thủ tục cấp phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư 16/2017/TT-BCT. Và Thông tư số 12/2017/TT-BCT ngày 31/7/2017 của Bộ Công Thương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Kiểm tra các thông số kỹ thuật và lắp đặt công tơ đo đếm 2 chiều cho dự án điện mặt trời mái nhà
+ Đối với chủ đầu tư chưa có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt, Công ty Điện lực/Điện lực thực hiện lắp đặt công tơ đo đếm 02 chiều và ký hợp đồng mua điện từ dự án.
+ Đối với chủ đầu tư đã có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt, Công ty Điện lực/Điện lực tiến hành thay thế công tơ đo đếm 01 chiều bằng công tơ đo đếm 02 chiều, sau đó kí hợp đồng mua điện từ dự án.
Thanh toán và hình thức thanh toán tiền điện
Tiền điện thanh toán bằng đồng Việt Nam được xác định cho từng năm thông qua hình thức chuyển khoản. Phí chuyển khoản do chủ đầu tư chịu.
Ghi nhận sản lượng và hạch toán chi phí mua điện
+ Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà được ghi nhận vào chi phí mua điện của các Tổng Công ty Điện lực.
+ Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà đưa vào tính giá bán buôn điện năm kế hoạch, được xem xét, đối chiếu số kế hoạch với số liệu thực hiện quyết toán để bù trừ chênh lệch chi phí (nếu cần) trong tính toán giá bán buôn điện hàng năm.
+ Điện mua từ các dự án điện mặt trời trên mái nhà được ghi nhận vào sản lượng điện mua tại các Tổng Công ty Điện lực.
+ Định kì hàng năm, EVN sẽ tính toán chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà của Tổng Công ty Điện lực trên cơ sở sản lượng điện mua kế hoạch giao và giá điện theo các quy định hiện hành để tính giá bán buôn điện.
Những thắc mắc về điện mặt trời
Câu 1: Hệ thống hòa lưới vận hành ra sao?
Trả lời:
Các tấm pin năng lượng mặt trời được gắn trên mái nhà của các công trình sẽ hấp thụ ánh sáng, chuyển đổi quang năng thành dòng điện. Dòng điện này sẽ đi đến bộ hòa lưới (Inverter) để trở thành điện AC chuẩn với lưới điện có cùng pha và tần số. Điện năng sản xuất từ hệ thống sẽ được đấu nối trực tiếp vào điểm hòa lưới và hoạt động song song với với điện lưới để cung cấp toàn tải trong tòa nhà.
Câu 2: Khi điện lưới bị mất, hệ thống có hoạt động được không? Trong những ngày mây mù, mưa, liệu có đủ điện để sử dụng sinh hoạt?
Trả lời:
Về mặt kỹ thuật, khi lưới điện bị mất, hệ thống sẽ không thể đo các thông số từ điện lưới nên hệ thống sẽ dừng hoạt động. Tuy nhiên, tình trạng lưới điện bị mất hiện nay đã giảm đáng kể nhờ hạ tầng ngày càng cải thiện và nâng cao.
Trong những ngày mây mù, mưa, hệ thống vẫn hoạt động liên tục nhưng lượng điện năng phát ra sẽ giảm. Khi đó, điện lưới sẽ hòa chung để bù trừ lượng điện còn thiếu.
Câu 3: Hệ thống điện mặt trời áp mái cho hộ gia đình có hiệu quả về đầu tư? Chi phí bảo trì cao không?
Trả lời:
Hệ thống điện mặt trời do Mạnh Cường Solar (MCS) cung cấp sẽ giúp khách hàng hoàn vốn chỉ trong vòng từ 4 đến 6 năm. Ngoài ra, MCS cam kêt thời gian vận hành của hệ thống ổn định trên 30 năm.
Hệ thống được hoạt động hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, cứ 3 tháng một lần, khách hàng nên lau chùi bề mặt tấm pin, giúp nâng cao khả năng hấp thụ ánh sáng, tối ưu hiệu quả hoạt động của hệ thống.
Câu 4: Hệ thống có cần trữ ắc quy, có thể sử dụng vào buổi tối?
Trả lời:
Hệ thống không cần lưu trữ ắc quy, lượng điện sản xuất từ hệ thống sẽ được ưu tiên đưa vào sử dụng. Nếu lượng điện tiêu thụ không hết sẽ trả ngược lên lưới điện, bạn có thể bán lại lượng điện dư này cho điện lực.
Câu 5: Hệ thống điện mặt trời hòa lưới so với hệ thống điện mặt trời trữ ắc quy có gì ưu việt hơn?
Trả lời:
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới không phụ thuộc vào công suất tải, bạn có thể thoải mái sử dụng các thiết bị điện mà không phải lo lắng bị quá tải như khi sử dụng hệ thống điện mặt trời trữ ắc quy. Bên cạnh đó, do không sử dụng ắc quy nên bạn không phải mất chi phí thay thế ắc quy theo định kỳ.
Câu 6: Chi phí đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời khoảng bao nhiêu tiền?
Chi phí đầu tư trọn gói cho một hệ thống điện năng lượng mặt trời thường dao động trong khoảng từ 25 – 27 triệu/kW. Lí do có sự dao động này bởi lẽ chi phí còn phụ thuộc vào vị trí lắp đặt, chiều dài các hệ thống dây cáp,…
Câu 7: Các hệ số nào cần cân nhắc khi tính bài toán đầu tư cho hệ thống?
Trả lời:
Việc tính bài toán đầu tư cho hệ thống điện mặt trời cần phải chính xác và khách quan với đầy đủ các hệ số đầu vào, bao gồm:
- Hệ số lạm phát tại Việt Nam: khoảng 7-8%/năm
- Suy giảm sản lượng đầu ra: 0,8%/năm
- Khấu hao của hệ thống: 3%/năm
- Suất tăng giá điện bình quân năm: từ 5 -7,5%
Câu 8: Ngoài việc tiết kiệm chi phí điện năng, việc sử dụng năng lượng mặt trời còn có thể mang đến lợi ích gì cho chủ đầu tư?
Trả lời:
Bên cạnh việc cắt giảm 1 phần đáng kể chi phí điện năng mỗi tháng, việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời còn mang đến các giá trị sau:
- Tăng tính mỹ quan của tòa nhà
- Giảm nóng cho phần mái nhà
- Giảm điện năng sử dụng máy lạnh cho tầng áp mái
- Giúp doanh nghiệp đạt các tín chỉ bảo vệ môi trường
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu khi tiên phong trong xu hướng sử dụng năng lượng sạch.
>> Xu Hướng Mới Xây Dựng Điện Mặt Trời Trên Hồ Thủy Điện
>> Pin Mặt Trời Hữu Cơ Hybrid Và Polymer Đạt Kỉ Lục Về Hiệu Suất
Trên đây là một số quy định về điện mặt trời áp mái mới nhất năm 2020 mà Mạnh Cường Solar đã tổng hợp đến bạn. Hi vọng, những thông tin trên sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp bạn hiểu hơn về quy trình, cách vận hành, lắp đặt và những lợi ích của điện năng lượng mặt trời mái nhà.
Nguồn: https://solarmcgroup.com
Tôi là Phạm Hữu Tùng Lâm – chuyên viên tư vấn của Mạnh Cường Group về lĩnh vực Điện Năng Lượng Mặt Trời. Với kinh nghiệm 5 năm trực tiếp tư vấn và tham gia vào nhiều dự án lớn, nhỏ trên toàn quốc cũng như nước ngoài, tôi hy vọng những chia sẻ của tôi có thể giúp ích cho các bạn, giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về sự cần thiết của Năng Lượng Mặt Trời. Nếu có gì còn thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ qua số hotline hoặc comment trực tiếp vào bài viết để tôi có thể giải đáp cho các bạn ạ!