Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Điện Mặt Trời Áp Mái Mà Bạn Cần Biết

Điện năng lượng mặt trời mang lại cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều những lợi ích. Bởi lẽ, đây là nguồn năng lượng tự nhiên vô tận, có thể tái tạo, không gây hại tới môi trường. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những ưu điểm và nhược điểm của điện mặt trời áp mái hiện nay.

>> Top 10 Nhà Máy Điện Năng Lượng Mặt Trời Lớn Nhất Đông Nam Á

>> Bán Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời Nhập Khẩu Chính Hãng Toàn Quốc

Nội Dung Chính

Ưu nhược điểm của các nguồn năng lượng

Hiện nay, để tạo ra điện năng phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ, người ta thường tạo ra từ một số dạng năng lượng như sau:

Nguồn năng lượng hóa thạch

Năng lượng hóa thạch là một nguồn nhiên liệu quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Một số ưu nhược điểm của năng lượng hóa thạch cụ thể như sau:

Ưu điểm:

+ Đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp toàn thế giới

+ Là một nguồn năng lượng rẻ tiền và có sẵn trong tự nhiên

+ Thời gian khai thác nhanh, dễ sử dụng

+ Năng lượng phát ra từ nhiên liệu hóa thạch khá lớn

Nhược điểm:

+ Không có sự tái tạo

+ Do khai thác quá mức và liên tục, chúng đang dần cạn kiệt

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

+ Gây ô nhiễm môi trường

Nguồn năng lượng mặt trời

ưu điểm và nhược điểm của điện mặt trời áp mái

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên, có khả năng tái tạo, được sử dụng để tạo ra nguồn điện phục vụ cho cuộc sống của con người. Sau một quá trình nghiên cứu, người ta đã phát minh ra những tấm pin mặt trời, có chức năng hấp thu và tạo ra dòng điện. Ưu điểm của pin quang điện đó chính là tuổi thọ cao, hiệu suất hoạt động lớn, tạo ra được nguồn điện mà không gây hại tới môi trường. Cụ thể một số những nhược điểm và ưu điểm của nguồn năng lượng tái tạo này như sau:

Ưu điểm:

+ Là nguồn năng lượng tự nhiên dồi dào, xanh, sạch, thân thiện với môi trường

+ Chi phí lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời ngày càng giảm, đưa điện mặt trời tới gần hơn cuộc sống của người dân.

Nhược điểm:

+ Phụ thuộc vào thời tiết và chỉ hoạt động vào ban ngày

+ Cần một diện tích lớn để lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời

+ Các tấm pin này cũng rất dễ hư hỏng, nếu không xử lí đúng cách sẽ gây nguy hại nghiêm trọng tới môi trường.

Nguồn năng lượng gió

Năng lượng gió cũng là một nguồn năng lượng tự nhiên, thân thiện với một trường xung quanh. Các tua-bin gió hoạt động lấy năng lượng từ gió để tạo ra dòng điện. Ưu nhược điểm của năng lượng gió có thể kể tới như sau:

Ưu điểm:

+ Tua bin gió chiếm ít không gian hơn nên sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích, ví dụ như nông nghiệp.

+ Kết hợp với điện mặt trời sẽ tạo ra lượng điện ổn định và bền vững

Nhược điểm:

+ Hiệu suất sản xuất điện thấp hơn so với điện mặt trời

+ Chi phí đầu tư lớn

+ Gây tiếng ồn khi hoạt động

Nguồn năng lượng thủy điện

Năng lượng thủy điện là một nguồn năng lượng sạch, có thể tạo ra được một nguồn điện rất lớn cho nhu cầu an ninh năng lượng. Ưu nhược điểm của năng lượng thủy điện:

Ưu điểm:

+ Lượng điện năng sản xuất rất lớn

+ Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng núi, vùng dân tộc thiểu số

+ Góp phần phòng chống lũ cho vùng hạ lưu

Nhược điểm:

+ Khai thác thủy điện sẽ gây tổn hại không nhỏ tới tự nhiên, rừng sẽ bị chặt phá, mất đất canh tác, mất nguồn nước ngọt cho sinh hoạt hàng ngày.

+ Ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên sông

 + Người dân sẽ phải di rời để nhường đất cho xây dựng công trình

Nguồn năng lượng sinh học

Năng lượng sinh học là một nguồn năng lượng được tạo ra từ các sản phẩm nông nghiệp, gỗ, thậm chí là rác thải động thực vật. Nguồn năng lượng này có những ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

+ Giảm mức độ carbon dioxide và tạo ra lượng oxy đáng kể cho môi trường, góp phần làm giảm đi sự nóng lên của trái đất.

+ Việc sử dụng rác thải động thực vật sẽ giúp loại bỏ đi các bãi chôn xử lý rác

Nhược điểm:

+ Chi phí đầu tư xây dựng của công trình rất lớn

+ Nhà máy khí sinh học tạo ra mùi khó chịu cho môi trường xung quanh

+ Người dân không mấy hào hứng khi sử dụng nguồn điện này

Nguồn năng lượng thủy triều

Năng lượng thủy triều cũng được xem như là một nguồn năng lượng tái tạo. Đây là một hình thức thủy điện, sử dụng một lượng lớn năng lượng trong đại dương để tạo ra điện. Ưu nhược điểm của năng lượng thủy triều như sau:

Ưu điểm:

+ Là một nguồn năng lượng tái tạo, xanh, sạch, thân thiện với môi trường

+ Chi phí hoạt động và duy trì thấp hơn so với các dạng năng lượng khác

+ Không gây ô nhiễm tiếng ồn

+ Các rào chắn thủy triều sẽ giúp bảo vệ chống lũ lụt và thiệt hại đất

Nhược điểm:

+ Chi phí vốn, xây dựng và bảo trì cao

+ Cần một vị trí thích hợp, nơi mà thủy triều và dòng thủy triều mạnh

+ Phụ thuộc vào sức mạnh của dòng chảy của thủy triều

+ Thay đổi hệ sinh thái cửa sông

+ Gia tăng xói lở bờ biển, nơi thủy triều tập trung

+ Nguy hiểm cho các sinh vật biển nếu chúng bị hút qua các cánh tuabin thủy triều

+ Chỉ tạo ra công suất 10 giờ một ngày trong thời gian triều xuống và dòng chảy của thủy triều.

Câu hỏi thường gặp về hiệu quả điện mặt trời mái nhà: 

Câu 1: Khách hàng có thể đăng kí lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở đâu?

Trả lời: 

Để lắp đặt điện mặt trời áp mái, khách hàng có thể trực tiếp gọi đến số Hotline: +84 886 668 668 đẻ được nhân viên tư vấn Mạnh Cường Solar giải đáp cụ thể.

Câu 2: Hình thức thanh toán sản lượng điện phát dư lên lưới như thế nào?

Trả lời

Hình thức thanh toán sẽ qua chuyển khoản, phí chuyển khoản do chủ đầu tư chịu.

+ Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn, Công ty điện lực sẽ nhận hóa đơn và thanh toán tiền điện do chủ đầu tư phát hành.

+ Đối với chủ đầu tư là cá nhân, hộ gia đình không phát hành hóa đơn, Công ty điện lực sẽ chốt chỉ số một lần trong tháng để thanh toán tiền điện cho chủ đầu tư. Tiền thanh toán không bao gồm thuế GTGT.

Câu 3: Thời gian đăng kí đến khi lắp đặt dự án điện mặt trời áp mái?

Trả lời:

Thời gian đăng kí đến khi lắp đặt dự án điện mặt trời áp mái tại Công ty Điện lực được thực hiện trong 04 ngày làm việc. Trong đó, 01 ngày để khảo sát và thoả thuận đấu nối, 01 ngày để kiểm tra thông số kỹ thuật của dự án, 02 ngày để lắp đặt công tơ 2 chiều và ký hợp đồng mua bán điện.

Câu 4: Giá mua điện mặt trời áp mái của EVN là bao nhiêu?

Trả lời

Cách tính tiền điện năng lượng mặt trời như sau:

+ Từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019, giá mua điện được áp dụng là 2.134 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh).

+ Kể từ năm 2020 và các năm tiếp theo, giá mua điện được xác định theo từng năm và được tính bằng tiền Việt Nam đồng, tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá quy đổi của đồng Việt Nam.

Câu 5: Thủ tục đăng kí bán điện dùng dư cho Điện lực?

Trả lời:

Trước 03 ngày so với ngày dự kiến hoàn thành lắp đặt dự án điện mặt trời mái nhà, chủ đầu tư cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:

+ Giấy đề nghị bán điện (mẫu có sẵn của ĐL)

+ Hồ sơ kỹ thuật (nếu có): tài liệu kĩ thuật của các thiết bị sử dụng cho hệ thống, giấy chứng nhận xuất xứ,…

+ Đối với các dự án điện mặt trời mái nhà có công suất ≥ 01 MWp, chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời và thủ tục cấp phép hoạt động điện lực.

Câu 6: Công ty Điện lực có lắp đặt miễn phí công tơ dùng để đo đếm sản lượng điện mặt trời không?

Trả lời:

Sau khi kí hợp đồng thi công điện mặt trời tại địa điểm lắp đặt dự án, phía Công ty điện lực sẽ thực hiện thay thế công tơ đo đếm 1 chiều bằng công tơ đo đếm 2 chiều hoàn toàn miễn phí.

Câu 7:  Lợi ích của pin năng lượng mặt trời ở Việt Nam là gì?

Trả lời:

Pin năng lượng mặt trời ngày càng được nhiều hộ gia đình lắp đặt. Sử dụng pin quang điện sẽ giúp tiết kiệm đáng kể hóa đơn tiền điện hàng tháng. Ngoài ra, chúng còn góp phần bảo vệ môi trường.

Câu 8: Lưu ý trước khi đầu tư vào hệ thống pin năng lượng mặt trời?

Trả lời:

Trước khi lắp đặt hệ thống pin mặt trời và nâng cao hiệu quả hoạt động, bạn cần phải xem xét một số yếu tố như: Vị trí nào thuận lợi để tấm pin mặt trời đón nhận ánh sáng tốt nhất? Mái nhà có chịu được trọng lượng của cả hệ thống pin năng lượng mặt trời không? Tính toán nhu cầu dùng điện để lựa chọn công suất pin mặt trời thích hợp?

Câu 9: Những mô hình vận hành của hệ thống điện mặt trời trên mái nhà?

Trả lời:

Hiện nay có 3 mô hình hệ thống điện mặt trời trên áp mái đó là:

+ Hệ thống NLMT độc lập: Tấm pin mặt trời sẽ chuyển hóa quang năng từ mặt trời thành điện năng. Nguồn điện này sẽ được lưu trữ trực tiếp trên acquy, hoạt động độc lập và không phụ thuộc điện lưới quốc gia.

+ Hệ thống NLMT nối lưới trực tiếp: Tấm pin mặt trời sẽ chuyển hóa quang năng thành điện một chiều. Sau đó, sẽ biến đổi thành dòng điện xoay chiều có cùng pha và tần số với lưới điện quốc gia để cấp cho tải, lượng điện dư sẽ được hòa vào lưới điện.

+ Hệ thống NLMT kiểu kết hợp, vừa lưu trữ vừa hòa lưới: Dòng điện một chiều được sản sinh từ pin mặt trời sẽ được ưu tiên nạp vào hệ thống acquy. Sau đó, biến đổi thành dòng điện xoay chiều để cung cấp cho tải, lượng điện dư sẽ phát ngược lên lưới điện quốc gia.

Câu 10: Các thiết bị của hệ thống điện mặt trời trên mái nhà?

Trả lời:

Một số thiết bị chính của hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà bao gồm:

+ Tấm pin năng lượng mặt trời

+ Inveter hòa lưới

+ Hệ thống khung giàn giá đỡ

+ Công tơ 2 chiều dùng để đo đếm điện năng giao nhận

+ Các phụ kiện khác như: dây dẫn, ống bảo vệ cáp, tủ điện đóng cắt

Câu 11: Khi điện lưới cắt, hệ thống có hoạt động được không?

Trả lời:

Khi điện lưới cắt, hệ thống sẽ không thể đo đếm các thông số từ điện lưới nên sẽ dừng hoạt động. Tuy nhiên, với hạ tầng điện lưới ngày càng được cải thiện như hiện nay, việc mất điện lưới là rất hạn chế.

Câu 12: Trong những ngày mây mù, mưa, liệu có đủ điện để sử dụng sinh hoạt?

Trả lời:

Trong những ngày thời tiết xấu, hệ thống vẫn hoạt động bình thường nhưng lượng điện năng phát ra sẽ giảm đi so với khi trời nắng. Khi đó, điện lưới sẽ tự động hòa vào để bổ sung lượng điện thiếu, giúp đảm bảo cung cấp điện liên tục, không gây gián đoạn.

Câu 13: Bảo trì, vận hành hệ thống như thế nào?

Trả lời:

Hệ thống ĐMTMN hoạt động hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, để hệ thống hoạt động tối đa công suất, khách hàng nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bề mặt các tấm pin mặt trời để nâng cao khả năng hấp thụ ánh sáng.

Câu 14: Ngoài việc tiết kiệm chi phí điện năng, việc sử dụng hệ thống NLMT còn mang đến lợi ích gì?

Trả lời:

Bên cạnh việc giúp chủ đầu tư tiết kiệm hóa đơn tiền điện hàng tháng, hệ thống điện NLMT còn mang lại những lợi ích khác như:

+ Tăng tính mỹ quan của tòa nhà

+ Các tấm pin được lắp đặt trên mái sẽ tạo ra lớp cách nhiệt, giúp ngôi nhà mát mẻ hơn

+ Nâng cao thương hiệu, hình ảnh cho doanh nghiệp khi tiên phong lắp đặt và đưa vào sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, xu hướng tương lai của thế giới.

Câu 15: Hiện tại, Chính phủ có hỗ trợ gì đối với các doanh nghiệp sản xuất lắp điện mặt trời?

Trả lời:

Theo điều 10 QĐ 11/2017/QĐ-TTg, Chính phủ sẽ miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án điện mặt trời. Đồng thời, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cho dự án điện mặt trời.

Bên cạnh đó, EVN và Chính phủ đang tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế nhằm mục đích hỗ trợ kinh phí lắp đặt điện mặt trời áp mái cho hộ gia đình và doanh nghiệp. Ngoài ra, một số ngân hàng đã cung cấp các sản phẩm tín dụng hỗ trợ phát triển điện mặt trời.

Những ưu điểm của việc lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà

Việc lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà mang lại rất nhiều những lợi ích có thể kể đến như:

+ Tận dụng được phần diện tích mái nhà không sử dụng đến một cách khoa học.

+ Tốn ít nhân công, vật liệu và chi phí đầu tư

+ Tăng công dụng bảo vệ mái nhà và cách nhiệt

ưu điểm và nhược điểm của điện mặt trời áp mái
Lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà góp phần tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường

Nhược điểm của lắp đặt điện mặt trời mái nhà

Bên cạnh những ưu điểm, việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà cũng khó tránh khỏi một số bất cập nhất định, cụ thể như sau:

+ Cần diện tích rộng để lắp đặt hệ thống

+ Bị phụ thuộc vào hướng đón ánh sáng mặt trời của công trình

+ Việc sửa chữa, bảo trì khá khó khăn vì phải leo lên cao, gây nguy hiểm

>> Cơ Hội Và Thách Thức Phát Triển Điện Mặt Trời Tại Việt Nam

>> Ngói Năng Lượng Mặt Trời: Giải Pháp Xanh Cho Công Trình Hiện Đại

Trên đây là những chia sẻ của Mạnh Cường Solar về ưu điểm và nhược điểm của điện mặt trời áp mái. Hi vọng, khách hàng sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà cho ngôi nhà của mình. Nếu cần biết thêm thông tin, quý khách vui lòng liên hệ tới số Hotline: +84 886 668 668  để được chúng tôi tư vấn một cách nhiệt tình nhất nhé!

Nguồn: https://solarmcgroup.com