Điện Mặt Trời: Giải Quyết Bài Toán Thiếu Điện

Báo cáo quý 3/2019 của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực, đến năm 2021, Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ thiếu điện nặng nếu không phát triển nguồn điện mới. Khi nguồn thủy điện dần cạn kiệt, điện than cần hạn chế thì điện khí và năng lượng tái tạo cần phải xem xét để đáp ứng nhu cầu. Điện mặt trời được coi là nguồn năng lượng tái tạo mang tính khả thi nhất tại thời điểm này.

>> Dự Kiến Năm 2020, Điện Mặt Trời Áp Mái Sẽ Nở Rộ

>> “Peropkit”: Pin Mặt Trời Của Tương Lai

Điện mặt trời mới góp 1,5% tổng sản lượng điện

Từ khi có quyết định 11/2017/QĐ-TTg về quy định mức giá mua điện là 9,35 UScent/kWh thì tính từ thời điểm đầu tháng 4/2017 đến hết năm 2018, trên cả nước đã có 300 dự án điện mặt trời được đăng ký.

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, rất nhiều đại biểu quốc hội đã yêu cầu Bộ trưởng chỉ ra rõ hiệu quả kinh tế khi khai thác điện năng lượng Đơn cử, đại biểu Lê Thu Hà cho rằng: “Mức giá điện mặt trời 9,35 UScent/kWh cho các dự án đủ điều kiện vận hành thương mại trước ngày 30/6/2019 trong vòng 20 năm là khá cao so với các nước trong khu vực cũng như so với giá các nguồn năng lượng khác”, chính vì thế, đại biểu Hà đã yêu cầu phía Bộ trưởng đưa ra sự so sánh về giá thành sản xuất, giá mua và hiệu quả khi khai thác nguồn năng lượng tái tạo này.

Chính vì mức giá mua điện được ban hành khá hấp dẫn, do đó, hàng loạt các doanh nghiệp đổ xô thực hiện các dự án điện năng lượng mặt trời, hậu quả dẫn đến thiếu sự đồng bộ trong quy hoạch phát triển, làm mất cân đối hạ tầng, bắt buộc các dự án phải cắt giảm công suất khiến các chủ đầu tư phải chịu thiệt hại không hề nhỏ, làm méo mó thị trường năng lượng tái tạo.

Nhờ giá điện mặt trời khá hấp dẫn mà ngày càng nở rộ các dự án điện năng lượng mặt trời
Nhờ giá điện mặt trời khá hấp dẫn mà ngày càng nở rộ các dự án điện năng lượng mặt trời

Bức xúc giữa sự tràn lan của các dự án điện mặt trời thiếu đồng bộ, quy hoạch, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn thẳng thắn đưa ra câu hỏi với bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu chất vấn về trách nhiệm của Bộ trưởng khi phê duyệt chủ trương đồng ý xây dựng 87 nhà máy điện mặt trời hiện đã được vận hành. “Trước khi ký, Bộ trưởng có nghe Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo khả năng quá tải của đường truyền tải này hay không?”, đại biểu Tuấn đặt câu hỏi.

Hiện nay, chúng ta đã hơn 120 dự án điện mặt trời được bổ sung vào quy hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn tới hơn 200 dự án đang chờ phê duyệt.

Theo số liệu cung cấp từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện hệ thống điện cả nước đang huy động sản lượng điện mặt trời thấp nhất là 17 triệu kWh/ngày và có thể lên tới 23 triệu kWh/ngày. Nếu tính trung bình huy động sản lượng điện mặt trời là 20 triệu kWh/ngày, với giá mua điện mặt trời hiện nay là 2.086 đồng/kWh, bán với giá bình quân là 1.864,4 đồng/kWh thì EVN sẽ mất khoảng 4 tỷ đồng một ngày để bù lỗ.

Nếu Tập đoàn Điện lực Việt Nam không được hưởng cơ chế hợp lý để bù đắp chuyện “mua cao, bán thấp” hay các mức giá này không được chuyển tiếp sang người dùng mà EVN phải tự “co kéo” thì chắc chắn, các nhà đầu tư lĩnh vực năng lượng mặt trời cũng khó đạt được kì vọng doanh thu như mong muốn.

Theo thống kê của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia chỉ ra rằng, trong tổng số 200 tỷ kWh sản lượng điện được sản xuất từ đầu năm tới hết tháng 10/2019, điện mặt trời chỉ đóng góp 3,517 tỷ kWh, tức là tỷ trọng của điện năng lượng mặt trời trong hệ thống điện hiện nay vẫn còn khá khiêm tốn, mới chỉ chiếm 1,5%. Chính vì thế, sự lo lắng về chi phí sản xuất điện thời gian tới cũng như sự ổn định của hệ thống không phải là không có căn cứ. Bộ Công thương cho biết sẽ huy động thêm khoảng 6.000 MW điện mặt trời, thậm chí có thể lên tăng lên 8.000 MW ở phương án tiêu thụ cao hơn.

Dien Mat Troi 0Tỷ trọng của điện năng lượng mặt trời trong hệ thống điện hiện nay mới chỉ chiếm 1,5%2
Tỷ trọng của điện năng lượng mặt trời trong hệ thống điện hiện nay mới chỉ chiếm 1,5%

Hiện tổng công suất nguồn điện của cả hệ thống là 54.800 MW, trong đó, tổng công suất của điện mặt trời là gần 5.000 MW. Tuy nhiên, công suất có thể huy động phát điện chỉ khoảng 70%.

Không chỉ riêng gì điện năng lượng mặt trời, nguồn nào cũng có cái khó riêng

Mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ trong một vài năm trở lại đây, nhưng “cung không đủ cầu” lại là thực tế mà điện năng lượng mặt trời hiện nay gặp phải. Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh, cho đến năm 2020, dự kiến tổng công suất điện mặt trời mới đạt 850 MW, tuy nhiên, tại thời điểm này, tổng công suất điện mặt trời đã đạt 4.500 MW và dự kiến sẽ lên tới 7.700 MW sang năm tiếp theo.

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, ông Bùi Quốc Hùng cho biết: “Sau khi Bộ công thương ban hành chính sách ưu đãu và giá đối với điện mặt trời, điện gió, các dự án khai thác các nguồn năng lượng tái tạo này phát triển quá nhanh”. Ông Hùng cho biết thêm, để đầu tư một dự án điện năng lượng mặt trời có công suất từ 50 đến 100MW thì chỉ cần mất khoảng 6 tháng, chậm nhất là 1 năm. Thế nhưng, chúng ta phải mất 3 năm để đầu tư lưới điện truyền tải với đường dây 500kV và 2 năm với lưới điện truyền tải với đường dây 220kV. Do đó, tiến độ đầu tư các dự án ĐMT tăng tốc quá nhanh, khiến việc phát triển lưới điện truyền tải không theo kịp.

Năm 2025, dự báo tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện vẫn là trên 10%/năm, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng GĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhận xét. Để đáp ứng nhu cầu về điện, các nguồn điện truyền thống cần phải được quan tâm đúng mức. Hiện nay, nhiệt điện than và nhiệt điện khí là hai nguồn năng lượng truyền thống mang tính khả thi cao.

Mặt khác, ông Lâm cũng tỏ ra lo ngại bởi việc khai thác than của Tổng công ty Đông Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Giá than thì ngày một tăng nhưng công suất thì vẫn không lên được, dẫn đến chúng ta phải nhập khẩu than, khí tại các nước khác.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu vốn không phải lúc nào cũng thuận lợi. Đơn cử, việc nhập khẩu khí dạng hoá lỏng bằng tàu thì phải được thực hiện tại các cảng nước sâu nên gặp rất nhiều những khó khăn, cần nguồn đầu tư lớn, dài hạn thì chủ mỏ khí mới quyết định mở mỏ, thường phải cần đầu tư từ 5 đến 7 năm, thậm chí là 10 năm mới có khí. Do vậy, ông Lâm nhận định cần phải tính toán quy hoạch sớm, chỗ nào có thể làm nhiệt điện than, chỗ nào có thể làm được nhà máy khí.

>> Bán Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời Nhập Khẩu Chính Hãng Toàn Quốc

>> Hàng Loạt Ứng Dụng Năng Lượng Mặt Trời Trong Đời Sống Hàng Ngày

Theo ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam (VEA) cho biết, các nguồn năng lượng, kể cả điện từ cho đến năm 2020 không quá lo ngại, thế nhưng, giai đoạn sau năm 2020, tình trạng chậm tiến độ của các dự án, công trình thì nguy cơ thiếu điện là không thể không xảy ra. Do đó, các cơ quan quản lý cần phải tính toán một cách hợp lí.

Nguồn: https://solarmcgroup.com