Pin mặt trời là một thiết bị đóng vai trò quan trọng tới hiệu suất của hệ thống điện mặt trời. Chính vì lí do đó, cách lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời cần phải thực hiện đúng quy trình để đảm bảo an toàn cũng như tạo điều kiện để pin mặt trời hoạt động hiệu quả nhất.
>> Các Loại Pin Năng Lượng Mặt Trời Giá Rẻ Hiệu Suất Cao Thường Dùng Hiện Nay
>> Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời Solar Panel
Nội Dung Chính
Cách lắp đặt pin năng lượng mặt trời
Để đảm bảo an toàn trước khi lắp đặt pin năng lượng mặt trời, bạn không thể bỏ qua một số thông tin quan trọng mà chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây:
Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống pin mặt trời
+ Cần trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho người lặp đặt. Một số thiết bị bảo hộ cần có như: đai bảo hộ, giày bảo hộ, găng tay bảo hộ, kính mắt bảo hộ,…
+ Cần thực hiện đúng quy trình và nguyên tắc lắp đặt pin mặt trời. Theo đó, cần đảm bảo các mối nối phải được cách điện, pin phát ra điện một chiều cần phải đấu đúng cực, hệ thống giá đỡ chắc chắn không bị xô lệch nhiều khi có gió bão, tạo khoảng cách giữa tấm pin và sàn nhà để đảm bảo thông gió tản nhiệt,…
+ Trong trường hợp không may có hỏa hoạn, tuyệt đối không được dùng nước để chữa cháy vì nước có tính dẫn điện, gây tình trạng điện giật ảnh hưởng đến tính mạng.
+ Người lắp đặt cần phải được đào tạo và chuyên môn tốt.
Bên cạnh đó, cần phải tuân thủ một số nguyên tắc an toàn khi lắp đặt khác như sau:
Không thực hiện trong thời tiết xấu
Nếu thời tiết có hiện tượng mưa bão, gió to thì không được phép lắp đặt hệ thống pin năng lượng trên mái nhà vì sẽ làm hỏng hệ thống. Đồng thời, ảnh hưởng tới tính mạng của chính người lắp đặt nếu không may bị trượt chân, vấp té,…
Không gây áp lực lên tấm pin
Việc ngồi hay đè một vật nặng lên trên tấm pin sẽ có thể làm trầy sước, nguy hiểm hơn là làm vỡ lớp kính gây nên thương tích cho cơ thể và hỏng chất lượng tấm pin.
Đảm bảo mái nhà hay khu vực lắp đặt không bị hư hỏng
Khi lắp pin mặt trời, bạn hãy đảm bảo mái nhà, sàn nhà luôn khô thoáng, không bị ẩm ướt, có đủ diện tích để thực hiện việc lắp đặt và chịu được trọng lực của hệ thống điện mặt trời.
Đảm bảo các biện pháp an toàn
+ Không lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái trong bán kính 300m gần với biển hoặc nơi có nhiều sương mù. Vì những khu vực này khá ẩm ướt dễ gây ảnh hưởng tới thiết bị quang điện cũng như tính mạng người lắp đặt tránh khỏi tình trạng điện giật.
+ Không lắp đặt tại những nơi dễ xảy ra tình trạng cháy nổ như đường dây điện, khí dễ cháy,…
+ Có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ để đảm bảo tính mạng và sức khỏe người thi công
+ Kiểm tra các công cụ làm việc để đảm bảo sự an toàn trong quá trình lắp đặt
+ Không nên đeo trang sức bằng kim loại để tránh gây ra tình trạng bị điện giật
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống pin mặt trời
Lắp đặt pin lên hệ thống khung giá đỡ
+ Khoảng cách giữa pin và mái nhà cần đảm bảo tối thiểu khoảng 150mm để đảm bảo khả năng thông gió thoáng nhiệt tốt.
+ Khoảng cách giữa các tấm pin tối thiểu 10mm
+ Khung giá đỡ cần được làm từ chất liệu chắc chắn như inox,…
+ Đảm bảo có lỗ thoát nước của các tấm pin
+ Cố định khung pin bằng 4 kẹp chắc chắn. Tuy nhiên, không đê khung pin tiếp xúc với mặt kính để tránh tình trạng bị vỡ, xước.
Đấu nối hệ thống
+ Các mối nối khi đấu cần phải được chính xác, đảm bảo không bị ấm ướt. Không được đấu sai khiến tấm pin mặt trời bị hỏng.
+ Trước khi đấu, đặc biệt là khi đấu song song các module, các đầu nối cần phải kiểm tra lại điện áp của các module.
+ Dây điện dùng để truyền tải nên dùng loại 1 lõi và có 2 lớp cách điện.
Bảo trì – sửa chữa hệ thống
+ Định kì kiểm tra hệ thống pin 1 năm 1 lần để đảm bảo các bu lông ốc vít không bị lỏng lẻo, các mối nối hệ thống được đảm bảo.
+ Ngắt cầu dao khi thực hiện việc sửa chữa hay bảo dưỡng
+ Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ khi sửa chữa hoặc bảo trì
+ Thường xuyên lau chùi tấm pin để pin đạt hiệu suất cao nhất
Nên lắp đặt các tấm pin nằm nghiêng
Chắc hẳn, chúng ta đều thắc mắc tại sao khi lắp pin mặt trời, người ta lại lắp nghiêng thay vì lắp thẳng đúng không? Lí do là bởi:
+ Chỉ có được vùng xích đạo thẳng góc với tia sáng mặt trời, còn các vùng khác thì không thể. Vùng xích đạo càng dịch ra đến địa cầu thì góc sẽ càng lớn. Chính vì thế, khi chúng ta đặt nghiêng tấm pin mặt trời, góc tới bằng 0 giúp hấp thụ tối đa bức xạ mặt trời.
+ Ở bán cầu bắc, pin đặt nghiêng về phía Nam 1 góc bằng vĩ độ
+ Ở bán cầu nam, pin đặt nghiêng về phía Bắc 1 góc bằng vĩ độ.
+ Vào mùa hè, chúng ta nên đặt pin nghiêng theo mặt trời. Thời gian hấp thụ được nhiệt năng cao nhất, bức xạ mặt trời nhiều nhất là vào buổi trưa.
Những nguyên lý kết nối của tấm pin mặt trời
Dưới đây là 3 hệ thống kết nối mặt trời, tùy từng hệ thống sẽ có nguyên lí hoạt động khác nhau cũng như tạo ra điện áp khác nhau:
Hệ thống kết nối song song – 12V
Đây là hệ thống kết nối mang lại hiệu quả cao nhất. Hệ thống này được thực hiện theo nguyên lý kết nối song song để tạo ra hiệu điện thế cao hơn nhưng vẫn giữ nguyên được điện áp.
Hệ thống kết nối nối tiếp – 24V
Đây là hệ thống sử dụng nguyên lý kết nối nối tiếp giữa các tấm làm tăng đồng thời cả hiệu điện thế và điện áp.
Hệ thống kết hợp song song và nối tiếp – 24V
Đây là hệ thống kết hợp nguyên lí của 2 hệ thống trên. Trước tiên, người ta sẽ tạo ra hệ thống điện 24V bằng cách kết nối song song. Sau đó, người ta tiếp tục kết nối song song với 2 tấm pin mặt trời khác nhưng điện áp như nhau và tăng cường độ Ampes hiện tại.
Các bước cách lắp đặt pin năng lượng mặt trời
Cách lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời được thực hiện theo 3 bước như sau:
Bước 1: Đo kích thước mái nhà
Bạn cần đảm bảo mái nhà có đủ không gian thoáng để lắp đặt hệ thống và đủ để có thể hấp thu năng lượng mặt trời tốt nhất. Bạn không nên lắp pin mặt trời gần hơn 16 inch từ mái hiên và 12 inch so với mép mái nhà. Đồng thời, đảm bảo tấm pin được đặt nghiêng, không bị các vật cản tạo bóng râm,…
Bước 2: Lắp đặt các giá đỡ, thanh ray
Trước khi lắp đặt pin mặt trời, bạn cần phải gắn các thanh ray trên các mái nhà phẳng hoặc giá đỡ nếu mái nhà dốc một cách chắc chắn. Bạn hãy dùng keo dính mái nhà, nơi khoan đục hay đính ốc vót để gắn khung hay giá đỡ hạn chế tình trạng khi trời mưa, nước mưa sẽ ngấm vào mái nhà của bạn.
Bước 3: Gắn các tấm pin
Đây là công đoạn cuối cùng, bạn chỉ cần gắn các tấm pin mặt trời lên trên các giá đỡ, thanh ray đã lắp đặt từ trước đó. Hãy đảm bảo các tấm pin được gắn chắc chắn, không bị trơn trượt khỏi thanh ray hay giá đỡ.
Hi vọng, với những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong cách lắp đặt pin năng lượng mặt trời và thực hiện an toàn, chính xác nhất.
Nguồn: https://solarmcgroup.com
Tôi là Phạm Hữu Tùng Lâm – chuyên viên tư vấn của Mạnh Cường Group về lĩnh vực Điện Năng Lượng Mặt Trời. Với kinh nghiệm 5 năm trực tiếp tư vấn và tham gia vào nhiều dự án lớn, nhỏ trên toàn quốc cũng như nước ngoài, tôi hy vọng những chia sẻ của tôi có thể giúp ích cho các bạn, giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về sự cần thiết của Năng Lượng Mặt Trời. Nếu có gì còn thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ qua số hotline hoặc comment trực tiếp vào bài viết để tôi có thể giải đáp cho các bạn ạ!