Tìm Hiểu Về Xu Hướng Điện Mặt Trời Nổi Trên Nước

Công nghệ điện mặt trời nổi hiện đang là một xu hướng được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Công nghệ này có thể giải quyết đồng thời nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường.

>> Một Số Dự Án Nghiên Cứu Pin Mặt Trời Siêu Mỏng Nổi Tiếng Thế Giới

>> Pin Năng Lượng Mặt Trời Hoàn Toàn Bằng Vật Liệu Carbon

Isarel tiên phong trong việc phát triển điện mặt trời nổi trên mặt nước

Một công ty tại Isarel có tên là Solaris Synergy đã thiết kế hệ thống lưới điện năng lượng mặt trời có thể nổi lên trên mặt nước giúp ngăn ngừa tình trạng bốc hơi nước và tiết kiệm chi phí sản xuất năng lượng.

Isarel là quốc gia tiên phong trong việc phát triển điện mặt trời nổi trên mặt nước
Isarel là quốc gia tiên phong trong việc phát triển điện mặt trời nổi trên mặt nước

Solaris Synergy đã giải quyết thành công được hai vấn đề khi sản xuất năng lượng mặt trời đó là: diện tích đất lớn để xây dựng những cánh đồng mặt trời và chi phí cho vật liệu silicon.

Ông Yossi Fisher, người đồng sáng lập và CEO của hãng này cho biết, một phần nhỏ của hệ thống quang điện nổi trên mặt nước tương tư như đồ chơi Lego, chúng được bao phủ bởi một tấm phim tráng gương có hình cong giúp thu được ánh sáng thành một đường mỏng. Bề mặt của thiết bị này chỉ một lượng rất nhỏ (khoảng 5% silicon) nên giúp tiết kiệm tối đa được chi phí.

Việc sử dụng silicon trong sản xuất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, việc sử dụng rất ít vật liệu này sẽ là một biện pháp bảo vệ môi trường, đồng thời bù đắp cho chi phí để chi trả cho gương và một số vật liệu khác, ông Fisher chia sẻ thêm.

Không tốn diện tích

Để không gặp phải những vấn đề về diện tích đất dai, Solaris đã đưa hệ thống của mình xuống dưới nước. Do các vật liệu sản xuất chủ yếu là sợi thủy tinh và chất dẻo siêu nhẹ nên thiết bị có thể nổi được trên mặt nước. Ngoài ra, những tấm pin mặt trời còn giúp giảm đáng kể sự bay hơi, ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của tảo và một số sinh vật hữu cơ khác.

Phù hợp với nhiều vị trí

Một mạng lưới F-CPV sản xuất 200KW có thể tùy chỉnh để phù hợp với tất cả điều kiện mặc nước. Ông Fisher cho biết, một số lượng hồ nước trên thế giới hiện nay nằm trong đất liền và rất nhiều trong số đó nằm ở những vị trí có các thiết bị chắn ánh sáng mặt trời tốt. Hệ thống này hoạt động tốt nhất tại những khu vực có ánh sáng mạnh như: Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ, Bắc Mỹ và các nước Địa Trung Hải.

Bước đột phá mới trong năm 2011

Vào năm 2011, công ty Solaris Synergy thực hiện bản thiết kế đầu tiên trên mái nhà trụ sở của mình. Kế hoạch lắp đặt thử nghiệm lần thứ 2 sẽ được triển khai tại một hồ nước gần Marseilles, dưới sự hỗ trợ một phần bởi liên minh dự án nghiên cứu và phát triển Isael – châu Âu Eureka.

Phát minh mới này đóng vai trò như một bước tiến mới, là bàn đạp cho một công ty mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực năng lượng mặt trời.

Australia: Nhà máy điện mặt trời nổi đầu tiên

Năm 2015, nhà máy điện mặt trời sử dụng công nghệ quang điện SPV nổi trên nước đầu tiên đã được đi vào vận hành. Nhà máy được xây dựng trên mặt hồ của một cơ sở xử lý nước thải ở thị trấn Jamestown, thuộc bang Nam Australia.

Nhà máy điện mặt trời ở thị trấn Jamestown, thuộc bang Nam Australia
Nhà máy điện mặt trời ở thị trấn Jamestown, thuộc bang Nam Australia

Các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ được làm mát bởi phần nước phía dưới, do đó, giúp tăng hiệu quả lên tới 57% so với những tấm pin mặt đất. Đồng thời, ngăn chặn được 90% lượng nước bốc hơi từ mặt hồ, giúp tiết kiệm nguồn nước và ngăn chặn sự phát triển của tảo xanh, cải thiện chất lượng nước qua xử lý.

Nhà máy ở Nam Australia khi đi vào hoạt động không chỉ đủ cung cấp năng lượng cho cơ sở xử lý nước thải mà chúng còn có thể cung cấp điện cho thị trấn Jamestown. Đây được xem là nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất thế giới.

Nhật: Dự án điện mặt trời nổi lớn nhất

Không chỉ riêng gì Australia hay Isael, một số các quốc gia khác trên thế giới như Úc, Ấn Độ, Anh và Ý cũng quan tâm đến sự phát triển của công nghệ pin mặt trời nổi trên mặt nước.

Mặc dù là một quốc gia có diện tích đất đai bằng phẳng khá hẹp và không đủ lớn để xây dựng những cánh đồng mặt trời quy mô lớn, thế nhưng, Nhật Bản lại có tiềm năng về các hồ tích nước trong nông nghiệp, hồ kiểm soát lũ và toàn bộ đất nước “Hoa anh đào” được bao bọc bởi đại dương bao la rộng lớn. Đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực điện năng lượng mặt trời nổi mặt nước.

Nhật Bản là nước có tiềm năng lớn để phát triển các dự án điện mặt trời nổi nhờ vị trí địa lí giáp biển
Nhật Bản là nước có tiềm năng lớn để phát triển các dự án điện mặt trời nổi nhờ vị trí địa lí giáp biển

Năm 1970, Nhật Bản đã nghiên cứu và phát triển năng lượng mặt trời, tuy nhiên, phạm vi ứng dụng còn khá nhỏ hẹp. Đặc biệt, khi đất nước này phải hứng chịu thảm họa động đất, sóng thần vào năm 2011 với nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản đã tập trung hơn vào việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời.

Thời gian vừa qua, tập đoàn Kyocera đã đưa bản kế hoạch khởi công xây dựng nhà máy điện mặt trời nổi trên nước lớn nhất thế giới. Dự án được triển khai tại hai khu vực mặt nước rộng ở tỉnh Hyogo, với 11.000 tấm panô pin mặt trời, công suất dự kiến là 2,9 MW, đủ để cung cấp điện sinh hoạt cho 920 hộ dân. Ngoài ra, phía tập đoàn này còn cho xây dựng 30 nhà máy quang điện nổi trên biển, công suất 60MW.

Năm 2016, hệ thống năng lượng mặt trời trên mặt nước lớn nhất được xây dựng trên đập Yamakura chính thức được vận hành. Hệ thống được lắp đặt 50.000 tấm pin năng lượng mặt trời, bao phủ diện tích là 180.000 m2 nước, cung cấp điện cho khoảng 5.000 hộ tiêu thụ.

Tiềm năng điện mặt trời nổi ở Việt Nam

Mật độ dân số của Việt Nam khá cao, cao thứ 3 ba trong khu vực Đông Nam Á, trung bình là 274 người/km2, gấp 5,2 lần mật độ dân số trung bình của thế giới. Nước ta đang có một hệ thống hồ đập thủy điện rất lớn, phân bố khắp nơi trên lãnh thổ, tỷ lệ thủy điện hiện nay chiếm khoảng 40% tổng công suất phát điện. Đây chính là tiềm năng rất lớn để Việt Nam phát triển và thực hiện các dự án điện mặt trời nổi quy mô lớn.

Nhà máy điện mặt trời nổi Đa Mi
Nhà máy điện mặt trời nổi Đa Mi

Đầu năm 2017, dự án nhà máy điện mặt trời nổi đầu tiên ở Việt Nam của Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi (DHD) được UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận và phê duyệt. Dự án được triển khai tại hồ Đa Mi, nằm tại huyện Tánh Linh và Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Tổng công suất đạt 47,5 MWp, sản lượng điện gần 70 triệu kWph/năm. 

>> Hướng Dẫn Cách Làm Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời Mini Đơn Giản

>> Xu Hướng Phát Triển Năng Lượng Mặt Trời Ở Việt Nam

Ngoài điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời nổi hứa hẹn sẽ mở ra một tương lai mới cho ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, góp phần cung cấp nguồn điện phục vụ sinh hoạt, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống.

Nguồn: https://solarmcgroup.com/