Việt Nam Hướng Tới Mục Tiêu 1.000MW Điện Mặt Trời Trên Mái Nhà Vào Năm 2020

Vừa qua, Bộ Công thương đã có quyết định phê duyệt chương trình phát triển điện mặt trời trên mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025. Theo đó, đến năm 2025, chúng ta sẽ có 100.000 hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà được đi vào vận hành, tổng công suất ước tính đạt 1.000 MWp. Đại diện công ty Mạnh Cường Solar đã có buổi trao đổi với chuyên gia năng lượng tái tạo Gaetan Masson, người đã sáng lập công ty Becquerel Institute chuyên tư vấn phát triển các dự án năng lượng mặt trời về tính khả thi của chương trình trên.

>> Dự Kiến Năm 2020, Điện Mặt Trời Áp Mái Sẽ Nở Rộ

>> Điện Mặt Trời: Giải Quyết Bài Toán Thiếu Điện

Tình hình phát triển chung của điện mặt trời mái nhà tại các nước châu Âu

Phóng viên: Chào ông! Ông có thể cho biết, việc tổ chức đánh giá tiềm năng điện mặt trời tại Liên bang Đức do ai đảm nhận và nguồn kinh phí từ đâu?

Ông Masson: Tại Liên bang Đức, phần lớn các quyết định đánh giá tiềm năng điện mặt trời đều do cơ quan Chính phủ tiến hành, cùng với sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn độc lập và các viện nghiên cứu. Nguồn kinh phí chủ yếu phần lớn từ ngân sách nhà nước.

Ông Masson – Chuyên gia năng lượng tái tạo trong buổi hội thảo đánh giá tiềm năng phát triển dự án điện mặt trời trên mái nhà của Việt Nam năm 2020
Ông Masson – Chuyên gia năng lượng tái tạo trong buổi hội thảo đánh giá tiềm năng phát triển dự án điện mặt trời trên mái nhà của Việt Nam năm 2020

Phóng viên: Thưa ông, các vấn đề xây dựng quy hoạch dài hạn hay kế hoạch phát triển điện mặt trời tại Đức do cơ quan nào làm, phê duyệt và được tổ chức như thế nào? Nguồn tài trợ cho các dự án này bắt nguồn từ đâu?

Ông Masson: Ban đầu, Ủy ban châu Âu sẽ là cơ quan đưa ra mục tiêu chung. Sau đó, Chính phủ thành viên mới triển khi thực hiện điện mặt trời cho quốc gia của mình. Hiện nay, đa số các dự án điện năng lượng mặt trời tại châu Âu đều là điện mặt trời nối lưới. Bên cạnh đó cũng có vài dự án điện mặt trời không nối lưới nhưng chủ yếu đều là dự án của tư nhân với quy mô rất nhỏ.

Tại Đức, nguồn tài trợ, đầu tư cho các dự án điện mặt trời là từ người tiêu dùng điện hoặc tư nhân chứ không có nguồn đầu tư của nhà nước.

Phóng viên: Ông có thể cho biết vai trò của năng lượng mặt trời trong tiêu thụ năng lượng chung ở Đức hiện nay như thế nào thế nào? Tổng công suất hiện nay là bao nhiêu và định hướng phát triển chung là gì?

Ông Masson: Ở Đức, hiện nay, năng lượng tái tạo chiếm hơn 20% tổng lượng điện, trong đó tỷ lệ điện mặt trời chiếm 7%. Tổng công suất lắp đặt điện mặt trời ở Đức hiện nay là 42GW. Tại châu Âu hiện nay, điện gió được lắp đặt phổ biến nhất với tổng công suất ghi nhận là hơn 150GW. Một số nguồn năng lượng khác như: điện than, dầu khí, gas,… tăng trưởng không đáng kể bởi nhu cầu điện ở các nước châu Âu một vài năm trở lại đây gần như không tăng.

Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về vai trò của các địa phương trong việc xây dựng các dự án điện năng lượng mặt trời?

Ông Masson: Thực chất, vai trò của các địa phương trong việc xây dựng các dự án điện năng lượng mặt trời khá hạn chế. Họ chỉ đóng vai trò chủ yếu trong các dự án điện mặt trời trên mái nhà, đơn cử như đề ra các quy định chung về lắp đặt điện mặt trời hay một số các quy định về sử dụng đất… Bên cạnh đó, chính quyền địa phương có vai trò tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của điện mặt trời điều này vốn được thực hiện ở chính quyền cấp tỉnh.

Phóng viên: Vấn đề sử dụng đất cho các dự án điện mặt trời ở châu Âu hiện nay như thế nào, thưa ông?

Ông Masson: Ở châu Âu, quy định về vấn đề thuê đất cho việc phát triển các dự án điện mặt trời được thực hiện rất nghiêm ngặt. Họ có quy định rất rõ ràng về quỹ đất sử dụng cho nông nghiệp, đất sử dụng cho du lịch, đất sử dụng cho năng lượng tái tạo,… Ngoài ra, châu Âu họ còn áp dụng một mức giới hạn công suất cho các dự án điện mặt trời mặt đất, các dự án thường dưới mức 12MW.

Thời gian cho thuê đất thực hiện các dự án điện mặt trời thường sẽ trong khoảng từ 20 đến 25 năm. Bởi vì, sau khoảng thời gian này, hiệu quả thiết bị sẽ không còn được như trước, hiệu suất sử dụng sẽ giảm dần.

Do dân số ngày càng tăng, đất đai ngày càng hạn hẹp nên châu Âu họ không muốn dùng đất cho các dự án điện mặt trời quy mô lớn vì chúng tốn rất nhiều diện tích đất. Ở châu Âu, nếu là đất bằng phẳng thì trung bình 1MW điện mặt trời sẽ sử dụng 1,25 – 1,3ha đất, ngược lại, nếu là đất đồi núi thì 1MW điện mặt trời sẽ sử dụng lên tới 1,4ha – 1,5ha đất.

Phóng viên: Xin ông hãy cho biết thêm, ở châu Âu, ngoài các dự án điện mặt trời trên mặt đất và mái nhà thì họ có chủ trương gì để phát triển các dự án điện mặt trời trên hồ nước hay không?

Ông Masson: Tại một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản hay các nước châu Mỹ, họ đã có một số dự án điện mặt trời trên hồ nước được triển khai thí điểm. Tuy nhiên, tại các nước châu Âu, việc phát triển các dự án này mới đang ở mức thí điểm do một số thách thức về mặt bảo dưỡng, bảo trì, kĩ thuật,…

Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020 đạt 1.000MW điện mặt trời trên mái nhà là khả thi

Phóng viên: Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, theo đó, đến năm 2020, hệ thống điện Việt Nam cần khoảng 1.000 MW và khoảng 12.000 MW điện mặt trời sang năm 2030. Ông có nhận xét, đánh giá như thế nào về mục tiêu này?

Ông Masson: Theo tôi, Việt Nam là một đất nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển điện mặt trời. Chính vì thế, 1.000 MW điện mặt trời năm 2020 là hoàn toàn có khả thi. Còn 12.000 MW điện mặt trời năm 2030 tôi nghĩ đây còn là một con số khá khiêm tốn, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu cao hơn nữa bởi nhu cầu điện của Việt Nam đang tăng cao. Việt Nam nên tập trung phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời mặt đất. Sau khi đã có kinh nghiệm thì mới nên phát triển điện mặt trời mái nhà. Đây là con đường mà rất nhiều nước có nền công nghiệp năng lượng tái tạo đang đi, trong đó điển hình là Trung Quốc.

Việt Nam hoàn toàn có thể đạt 1.000W điện mặt trời trên mái nhà vào năm 2020 và có thể vượt xa mục tiêu 12.000 MW năm 2030
Việt Nam hoàn toàn có thể đạt 1.000W điện mặt trời trên mái nhà vào năm 2020 và có thể vượt xa mục tiêu 12.000 MW năm 2030

>> Tổng Quan Về Các Dự Án Năng Lượng Mặt Trời Tại Việt Nam

>> Xu Hướng Phát Triển Năng Lượng Mặt Trời Ở Việt Nam

Cảm ơn ông đã có buổi chia sẻ đầy thú vị này!

Nguồn: https://solarmcgroup.com