Cấu Tạo Của Kính Năng Lượng Mặt Trời

Việc sử dụng năng lượng tái tạo vào trong tiêu thụ và sản xuất ngày càng trở nên phổ biến. Kính năng lượng mặt trời là một thiết bị đã và đang dần trở nên quen thuộc, được nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp sử dụng nhằm tiết kiệm điện năng, góp phần bảo vệ môi trường. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin chi tiết về vật liệu này.

>> Bán Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời Nhập Khẩu Chính Hãng Toàn Quốc

>> Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Năng Lượng Mặt Trời Bạn Nên Biết!

Kính năng lượng mặt trời là gì?

Kính năng lượng mặt trời là lớp trong suốt bảo vệ bên ngoài các tế bào quang điện của một tấm pin mặt trời. Pin năng lượng mặt trời bao gồm nhiều tế bào quang điện, đây là các phần tử bán dẫn có thành phần chủ yếu là silic, trên bề mặt có chứa các cảm biến ánh sáng thực hiện nhiệm vụ biến đổi quang năng thành điện năng.

Kính năng lượng mặt trời
Kính năng lượng mặt trời

Hiện tại, vật liệu chủ yếu của pin mặt trời là các silic tinh thể được chia thành 3 loại chính sau đây:

+ Đơn tinh thể sản xuất dựa trên quá trình Czochralski, hiệu suất có thể lên tới 16%, được cắt từ các thỏi hình ống, có mặt trống ở góc nối các module nên giá thành của chúng rất cao.

+ Đa tinh thể được làm từ các thỏi đúc từ silic nung chảy, sau đó được làm nguội và rắn lại. Các tấm pin đa tinh thể có hiệu suất không bằng đơn tinh thể, do đó giá thành của chúng cũng rẻ hơn.

+ Dải silic được tạo từ các miếng phim mỏng, có cấu trúc đa tinh thể. So với 2 loại trên thì loại này có hiệu suất thấp nhất, rẻ nhất vì không cần phải cắt từ thỏi silicon.

Cấu tạo của kính năng lượng mặt trời

Một tấm pin mặt trời có cấu trúc bên trong và bên ngoài bao gồm nhiều các bộ phận khác nhau. Kính chỉ là một bộ phận để cấu tạo nên một tấm pin quang điện. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc chi tiết bên trong của một tấm pin mặt trời, chúng tôi sẽ phân tích đến bạn chi tiết cấu tạo pin mặt trời ngay sau đây:

Cấu tạo của kính năng lượng mặt trời
Cấu tạo của kính năng lượng mặt trời

Tấm kính pin năng lượng mặt trời

Đây là bộ phận có trọng lượng nặng nhất của pin mặt trời. Tùy thuộc vào từng hãng sản xuất mà chúng có độ dày khác nhau, thường là 3,3mm, tuy nhiên cũng có loại dày từ 2mm – 4mm. Chúng có chức năng bảo vệ lớp bên trong của tấm pin mặt trời, duy trì độ bền, độ trong suốt cao.

Khi lựa chọn pin mặt trời, chúng ta cần phải quan sát lớp kính xem chúng có đảm bảo chất lượng không, khả năng truyền ánh sáng và độ truyền quang phổ có hiệu quả không. Pin có chất lượng lớp kính càng tốt thì khả năng hấp thu ánh sáng càng cao, phản xạ ánh sáng ít hơn.

Lớp tế bào quang điện bên trong

Như đã chia sẻ phần đầu bài viết, tế bào quang điện là thành phần chính và quan trọng nhất của tấm pin năng lượng mặt trời. Chúng có chức năng hấp thu ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành điện năng.

Tùy từng quy trình sản xuất và hãng sản xuất sẽ chế tạo tế bào tinh thể ở dạng đơn tinh thể hoặc đa tinh thể. Một số đặc tính kĩ thuật chính của tế bào quang điện là: số lượng tế bào, kích thước và màu sắc.

Hiện nay, tế bào quang điện phổ biến nhất là tế bào đa tinh thể với hiệu suất dao động khoảng 17,6%. Các tế bào này được liên kết với nhau bởi một dây đồng mỏng, bên ngoài được phủ một lớp hợp kim thiếc.

Tấm nền mặt sau của pin mặt trời

Tấm nền của pin mặt trời được làm từ một vật liệu nhựa, có màu trắng và được bán ở dạng tấm hoặc cuộn. Chức năng của chúng là cách ly điện, bảo vệ các tế bào quang điện khỏi các tác nhân thời tiết hay độ ẩm. Tùy từng hãng sản xuất mà tấm nền sẽ có màu sắc, độ dày khác nhau.

Chất liệu đóng gói

Chất liệu đóng gói là chất kết dính giữa các lớp khác nhau của tấm pin mặt trời. Ethylene vinyl acetate (EVA) là vật liệu đóng gói phổ biến nhất. Thực chất, vật liệu này là một polymer đục mờ được đóng theo cuộn, được cắt thành tấm đặt trước và sau các tế bào quang điện.

Khi nung nấu trong môi trường chân không, polymer sẽ đặc lại trở thành một loại keo trong suốt, kết dính các tế bào quang điện với nhau, đảm bảo tuổi thọ của tấm pin mặt trời. Đồng thời, chúng có khả năng chống lại màu vàng của tia UV, ảnh hưởng đến tốc độ xử lí và khả năng truyền ánh sáng.

Khung tấm pin mặt trời

Khi lắp đặt pin mặt trời, khung đóng vai trò đảm bảo độ bền cho tấm pin, thường thì vật liệu sản xuất khung làm bằng nhôm, giúp chịu được sức nặng của các tấm pin, đảm bảo các tấm pin không bị xê dịch.

Hộp đựng mối nối mạch điện

Hộp đựng mối nối mạch điện có chứa các dây cáp để kết nối các tấm pin trong hệ thống. Khi lựa chọn bộ phận này, bạn nên chú ý đến chất lượng của các khớp nối và chất lượng nhựa.

>> Mẹo Hay: Trời Nóng, Mất Điện Thì Phải Làm Sao?

>> Hướng Dẫn Sử Dụng Đèn Năng Lượng Mặt Trời

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn cấu tạo chi tiết của tấm kính năng lượng mặt trời cũng như cấu trúc bên trong của một tấm pin quang điện. Nếu còn bất kì vấn đề gì cần giải đáp, các bạn hãy liên hệ trực tiếp đến với Mạnh Cường Solar, đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn bất cứ khi nào bạn có nhu cầu.

Nguồn: https://solarmcgroup.com