Thông tư 05/2019-BCT mới ban hành về việc mua-bán điện mặt trời đã khuyến khích nhiều người dân đầu tư lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Một mặt để giảm chi phí tiền điện hàng tháng, mặt khác còn có thể bán lại cho điện lực nếu không sử dụng hết.
>> Sinh Lợi Nhuận Từ Điện Mặt Trời
>> Nên Hay Không Việc Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt Trời Hòa Lưới?
Nội Dung Chính
Từ không quá mặn mà….nay việc lắp đặt điện mặt trời đã phổ biến
Giữa buổi trưa hè nắng gắt đầu tháng tư, chạy dọc trên con đường Lê Thị Riêng (phường Thới An, quận 12), nhiều người sẽ dễ dàng nhận ra ngôi nhà của ông Nguyễn Hồng Sơn nhờ ánh nắng phát ra từ những tấm pin năng lượng mặt trời được lắp trên mái nhà của ông.
Chúng tôi may mắn được vào tham quan ngôi nhà của ông Sơn. Mới chỉ bước vào thôi, dường như cái nóng chói chang 38-39 độ của Sài Gòn dần tan biến, thay vào đó là cảm giác mát lạnh tỏa ra từ hệ thống máy lạnh cũng như vườn cây trong khu nhà của ông. Bên cạnh đó, căn hộ của ông còn tiện nghi với rất nhiều thiết bị điện khác như ti vi, tủ lạnh, lò nướng,…
Trao đổi với ông Sơn, ông cho biết, sau khi tìm hiểu và nhờ sự tư vấn của các chuyên gia tập đoàn Mạnh Cường, gia đình ông đã quyết định đầu tư lắp đặt 10 tấm pin, trung bình một ngày sẽ tạo ra khoảng 16-18kW điện. Với số lượng điện đó đủ để gia đình ông sinh hoạt bình thường mà không sợ tốn tiền điện.
“Mới bắt đầu lắp hệ thống này, tôi cũng khá lo lắng không biết hiệu quả có đúng như với lời quảng cáo hay không. Nhưng, sau một thời gian sử dụng thấy hệ thống điện mặt trời mang lại kết quả khá khả quan nên cũng hài lòng. Dự tính cuối năm nay, tôi sẽ mở rộng thêm hệ thống, tính lâu dài sẽ tiết kiệm đáng kể được nguồn điện”, ông Sơn cho biết thêm.
Sau một ngồi nhẩm tính, từ khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời, gia đình ông đã tiết kiệm được khoảng 500.000 tiền điện mỗi tháng. Trong khi đó, chi phí đầu tư 10 tấm pin chỉ chưa đầy 100 triệu đồng, tuổi thọ có thể lên tới 30 năm và còn được bảo hành 15 năm.
Ông Sơn giải thích: “Những tấm pin mặt trời này nếu được lau chùi thường xuyên, định kì thì cho ra năng suất ngày càng cao. Điện mặt trời áp mái chỉ được sử dụng vào ban ngày, gắn với điện kế hai chiều. Vào ban đêm, gia đình sử dụng điện truyền tải. Mà ban đêm, nhu cầu cũng không lớn so với ban ngày nên tiền điện cũng không đáng kể là bao. Điều này, cũng giống như sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời”.
Tương tự như ông Sơn, chị Thủy (nhân viên văn phòng tại quận 1) chia sẻ, gia đình chị cũng vừa lắp đặt 40 tấm pin năng lượng áp mái. Chị cho biết, từ khi lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống ĐMT, một tháng gia đình chị tiết kiệm được khoảng 2.000kW. Chưa kể, lượng điện dư thừa còn truyền tải lại ra cho điện quốc gia.
Đi trước những hộ gia đình, nhiều doanh nghiệp cũng đã rất vui mừng khi nhìn nhận được hiệu quả đầu tư lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái. Đơn cử, công ty TNHH phát triển thương mại quốc tế Hải Anh (28/2 Tân Cảng, Bình Thạnh, Tp.HCM) đã đầu tư lắp đặt 50 tấm pin mặt trời được hơn một năm nay.
Trước đó, tiền điện bình quân mà công ty phải trả cho điện lực hàng tháng là khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi lắp, tiền điện đã giảm khoảng 40%. Ông Trần Văn Hải (Giám đốc công ty) cho biết, công ty đang triển khai lắp thêm nhiều tấm pin năng lượng mặt trời khác để hướng tới giảm tiền điện và quan trọng hơn nữa là góp phần bảo vệ môi trường.
Cơ hội bán điện cho ngành điện
Theo thông tin từ Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh cho biết, gần đây, nhu cầu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trong khu vực thành phố có sự gia tăng rõ rệt. Điều đó đã minh chứng cho tiềm năng phát triển ĐMT tại Tp.HCM là rất lớn.
Hiện nay, trên địa bàn Tp.HCM, có gần 1.500 công trình điện năng lượng mặt trời áp mái của các hộ dân đã được Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh kết nối với điện lưới TP Hồ Chí Minh với tổng công suất 17,46MWp. Ông Dũng, đại diện EVN TP.HCM cho biết: “Trong thời gian sắp tới, chắc chắn, việc phát triển điện mặt trời áp mái sẽ bùng nổ mạnh mẽ nhờ vào những cơ chế mới từ chính phủ, thủ tục mua bán điện, giá thành tấm pin ngày càng rẻ, nhiều chủng loại, tạo điều kiện cho người dân đầu tư”.
Đại diện tập đoàn năng lượng mặt trời Mạnh Cường Solar cho biết, nhu cầu của khách hàng lắp điện mặt trời tính đến thời điểm này đã tăng gấp 3-4 lần so với cùng kì năm ngoái. Trong thời gian vừa qua, công ty đã nhận lắp đặt cho khoảng 400 hộ gia đình, tổng công suất 4 MW.
Bà Nguyễn Ngọc Tường Vi, Trưởng ban kinh doanh EVN HCM cho biết, thông qua hệ thống đo đếm, lượng điện sản xuất từ các mô hình ĐMT phát lên lưới điện đạt hơn 4 triệu kWh. Với giá mua điện mặt trời hiện tại là 2.134 đồng/kWh thì số tiền ngành điện phải chi trả cho việc mua điện mặt trời là hơn 8,5 tỉ đồng. Điện năng lượng mặt trời đang góp phần tạo nên sản lượng điện sạch cho hệ thống lưới điện. Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích khách hàng lắp đặt điện mặt trời, Tổng công ty Điện lực Tp HCM cam kết đơn giản hóa các thủ tục cho khách hàng.
>> Tổng Quan Về Các Dự Án Năng Lượng Mặt Trời Tại Việt Nam
>> Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Năng Lượng Mặt Trời Bạn Nên Biết!
Hiện nay, trên thị trường bên cạnh những thương hiệu pin áp dụng công nghệ của rất nhiều nước tiên tiến thì vẫn tồn tại những loại pin trôi nổi, không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc. Chính vì thế, EVN HCM khuyến cáo người tiêu dùng trước khi lắp đặt điện mặt trời cần xem kỹ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, chọn đơn vị phân phối, lắp đặt có uy tín, có bảo hành để tránh “tiền mất tật mang” khi phải bỏ ra số tiền lớn đầu tư nhưng không sử dụng hết công năng.
Nguồn: https://solarmcgroup.com
Tôi là Phạm Hữu Tùng Lâm – chuyên viên tư vấn của Mạnh Cường Group về lĩnh vực Điện Năng Lượng Mặt Trời. Với kinh nghiệm 5 năm trực tiếp tư vấn và tham gia vào nhiều dự án lớn, nhỏ trên toàn quốc cũng như nước ngoài, tôi hy vọng những chia sẻ của tôi có thể giúp ích cho các bạn, giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về sự cần thiết của Năng Lượng Mặt Trời. Nếu có gì còn thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ qua số hotline hoặc comment trực tiếp vào bài viết để tôi có thể giải đáp cho các bạn ạ!