Nên Hay Không Việc Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt Trời Hòa Lưới?

Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới ban đầu có thể lên tới vài chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu với những hệ thống quy mô lớn. Tuy nhiên, nhiều chủ hộ gia đình và doanh nghiệp vẫn quyết định đầu tư.

>> Hiệu Quả Của Điện Mặt Trời Với Công Tơ Hai Chiều

>> Sinh Lợi Nhuận Từ Điện Mặt Trời

Có nên đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới?

Với vị trí địa lí và khí hậu thuận lợi, Việt Nam là nước nhận được nhiều bức xạ mặt trời trên Trái Đất. Theo số liệu thống kê cho thấy, giá trị bức xạ của Việt Nam theo phương ngang dao động từ 897-2108kWh/m2/năm. Tương đương giá trị 2,46-5,77 kWh/m2/ngày. Tổng diện tích khả dụng là rất lớn, chiếm gần 14% tổng diện tích toàn quốc. Với tiềm năng đó, chúng ta có thể tạo ra sản lượng điện lên tới 262.327 TWh/năm, tiềm năng kỹ thuật khả dụng đến 1.677.461 MW.

Bảng số liệu bức xạ năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Bảng số liệu bức xạ năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Với những điều kiện thiên nhiên thuận lợi trên, chắc chắn, nếu chúng ta biết khai thác một cách hiệu quả thì sẽ có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt, sản xuất, vừa góp phần bảo vệ môi trường sống.

Bạn có thể tham khảo thêm một số lợi ích khác từ việc lắp đặt và sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời TẠI ĐÂY.

Lợi ích về kinh tế khi đầu tư lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái hòa lưới

Nhằm khuyến khích người dân sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời, Chính phủ đã ban hành và thực thi nhiều chính sách ưu đãi. Trong đó, người dân có thể bán lại nguồn điện dư thừa từ hệ thống điện mặt trời nếu không sử dụng hết.

Kể từ năm 2019, người dân sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho EVN với mức giá cố định. Với những dự án điện mặt trời lớn có công suất lên tới hàng MW, ngành điện sẽ có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án đó. Nhà đầu tư sẽ được trả chi phí hàng tháng từ ngành điện thông qua tài khoản ngân hàng. Đây chỉ là một động thái nhỏ của chính phủ Việt Nam nhưng phần nào đó đã khuyến khích và thúc đẩy việc phát triển điện năng lượng mặt trời tại nước ta.

Vào những mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng lên đáng kể, các hệ thống điện năng lượng mặt trời phát điện tự cung cấp toàn phần hoặc một phần của hộ tiêu thụ. Bên cạnh đó, hệ thống có thể phát lên trên lưới điện nhằm hạn chế tình trạng các trạm biến áp bị quá tải.

Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới không chỉ giúp tiết kiệm tiền điện mà các hộ dân còn có thể bán cho điện lực nếu lượng điện dư thừa
Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới không chỉ giúp tiết kiệm tiền điện mà các hộ dân còn có thể bán cho điện lực nếu lượng điện dư thừa

Tùy vào quy mô lắp đặt mà hệ thống điện mặt trời có thể cung cấp toàn bộ lượng điện cho khách hàng hoặc một phần giúp giảm thiểu chỉ số tiêu thụ điện năng, giảm chi phí tiền mua điện giá cao. Lượng điện dư thừa được các công ty điện lực mua lại với giá 2134 VNĐ/kWh (theo giá mới nhất năm 2019).

Với một hộ gia đình tại Tp HCM có nhu cầu sử dụng điện bình thường để sinh hoạt, với mức chi phí 25-30 triệu đồng/ kWp, sử dụng khoảng 500kWh điện/tháng thì nên đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới khoảng 5kWp. Chi phí lắp đặt dự kiến ban đầu sẽ khoảng 100-150 triệu đồng. Bên cạnh đó, diện tích không gian đủ để lắp đặt hệ thống cần khoảng 33m2.

Giá mua bán điện năng lượng mặt trời hòa lưới của EVN

Theo Thông tư 05/2019 mới ban hành của Bộ công thương, các dự án điện năng lượng mặt trời được thực hiện cơ chế mua – bán điện theo chiều giao – nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm 2 chiều.

Theo đó, giá mua điện (chưa bao gồm thuế GTGT) là tiền VNĐ (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố).

Lợi ích về chính trị – xã hội khi đầu tư lắp đặt điện năng lượng mặt trời hòa lưới áp mái

Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế, việc lắp đặt điện mặt trời áp mái còn mang lại nhiều lợi ích về chính trị – xã hội. Những lợi ích đó được thể hiện như sau:

+ Các công ty điện lực giảm quá tải và sự cố điện

+ Nhà nước sẽ giảm tải được một số tiền đầu tư lớn để xây dựng nhà máy điện, trạm biến áp, đường dây.

+ Mang nguồn điện tới những nơi điện lưới quốc gia khó có thể vươn tới như vùng sâu, vùng xa, vùng cao, hải đảo,…

Lợi ích về môi trường khi lắp điện mặt trời hòa lưới

Khi sản xuất điện bằng các nhiên liệu hóa thạch, vô tình các nhà máy nhiệt điện sẽ thải ra môi trường một lượng lớn khí CO2, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống, gây nên hiệu ứng nhà kính. Do dó, việc lắp điện mặt trời sẽ giúp giảm tải cho các nhà máy phát điện, góp phần bảo vệ môi trường.

Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội, việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới áp mái còn góp phần bảo vệ môi trường
Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội, việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới áp mái còn góp phần bảo vệ môi trường

Bên cạnh đó, những tấm pin mặt trời được lắp đặt trên mái nhà còn có tác dụng cách nhiệt, giúp công trình của bạn giảm nóng và giảm công suất tiêu thụ điện của máy lạnh.

Ngoài ra, hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới không sử dụng ắc quy chì, chính vì thế, chủ hộ không phải tốn chi phí bảo trì, bảo dưỡng, mua mới ắc quy. Đồng thời, vòng đời của hệ thống lên tới 30 năm giúp mang lại hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế và môi trường rất lớn.

>> 10 Ứng Dụng Của Pin Năng Lượng Mặt Trời Trong Cuộc Sống

>> Các Loại Pin Năng Lượng Mặt Trời Giá Rẻ Hiệu Suất Cao Thường Dùng Hiện Nay

Với những lợi ích mà chúng tôi chia sẻ bên trên, chắc chắn, bạn đọc đã tìm ra cho mình được câu hỏi có nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới hay không rồi đúng không? Hi vọng, đó sẽ là những thông tin bổ ích dành cho bạn!

Nguồn: https://solarmcgroup.com