Việc thí điểm và lắp đặt mô hình điện mặt trời dùng cho hộ gia đình ngày càng được phổ biến rộng rãi trên cả nước. Điều đó cũng chính bởi chi phí lắp đặt điện mặt trời hiện nay đã giảm, cùng với những chính sách ưu đãi từ Chính phủ nên xu hướng sử dụng điện năng lượng mặt trời đã trở nên phổ biến hơn.
>> Cách Phân Biệt Chất Lượng Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời Nào Tốt?
>> Tư Vấn: Các Thương Hiệu Pin Năng Lượng Mặt Trời Phổ Biến Hiện Nay
Nội Dung Chính
Có nên đầu tư hệ thống điện mặt trời dùng cho hộ gia đình?
Theo kĩ sư Nguyễn Quang Du, đại diện tập đoàn năng lượng mặt trời Mạnh Cường (Manh Cuong Solar) cho biết, nếu như trước đây, việc triển khai lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời chỉ thực hiện tại những nơi chưa nối điện lưới quốc gia thì hiện nay, xu hướng sử dụng nguồn năng lượng sạch này đã thay đổi. Từ thành thị cho đến các vùng nông thôn, biên giới, hải đảo, các hộ gia đình, doanh nghiệp đã và đang chuyển dần sang lắp đặt và sử dụng song song điện mặt trời và lưới điện quốc gia.
Xu hướng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo được phổ biến chính bởi chúng ta đã nhận thức được những ưu việt của chúng trong vấn đề bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng và tiết kiệm tiền điện cho chính mỗi gia đình hàng tháng.
Đánh giá về xu thế tiêu dùng hiện nay của khách hàng, Ông Diệp Bảo Cánh, kĩ sư Ban cố vấn Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP HCM cho biết: Giá điện ngày càng tăng, trong khi đó, chi phí lắp đặt điện mặt trời đã giảm đáng kể. Thời gian thu hồi vốn đầu tư nhanh. Chỉ cần từ 4-5 năm là chúng ta đã có thể thu hồi được số vốn đầu tư ban đầu. Chưa kể đến, một hệ thống có thể hoạt động được từ 20 đến 30 năm. Đó cũng chính là những lí do để điện mặt trời có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Khi các hộ gia đình sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới, do không cần phải trang bị ắc quy, do đó, lượng điện dư thừa sẽ được đưa vào điện lưới quốc gia. Đồng thời, người dân có thể bán ngược trở lại cho ngành điện, từ đó, giảm thời gian thu hồi vốn. Theo tư vấn của Mạnh Cường Solar, trước khi đầu tư lắp đặt vào hệ thống ĐMT, khách hàng cần xác định rõ nhu cầu sử dụng để chọn lựa công suất phù hợp. Nên ưu tiên đầu tư điện mặt trời nếu nhu cầu sử dụng điện vào ban ngày lớn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu thụ chủ yếu vào ban đêm thì các hộ gia đình chỉ nên đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời với sản lượng khoảng 70% so với nhu cầu điện năng.
Thực tế việc lắp đặt mô hình điện năng lượng mặt trời dùng cho hộ gia đình hiện nay
Chị Linh, chủ ngôi nhà tại huyện Hooc Môn, Tp.HCM có diện tích lên tới gần 250m2. Theo chị Linh chia sẻ, chỉ tính riêng tiền điện sinh hoạt và tiền điện dùng cho tưới sân vườn, mỗi tháng đã tiêu tốn của chị gần 2 triệu đồng. Theo tư vấn, chị cần đầu tư tấm pin mặt trời công suất 3 kWp (cần ~ 24 m2) để tạo ra công suất khoảng 360 – 450 kWh/tháng. Sau khi tính toán tất cả chi phí trọn gói thì chị sẽ phải bỏ ra một số tiền lên tới gần 100 triệu đồng. Điều đó đồng nghĩa là phải sau khoảng 4 đến 5 năm chị mới có thể hòa vốn đầu tư ban đầu. Chính điều này cũng khiến chị phải băn khoăn và suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định.
Tuy nhiên, nỗi băn khoăn của chị Linh không phải là không có cơ sở. Đây cũng chính là tình trạng chung mà nhiều chủ hộ gặp phải trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào hệ thống điện mặt trời.
Một thực tế ghi nhận rằng, hiện nay, trên cả nước mới chỉ có gần 3.000 hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời. Đây là một con số khá “khiêm tốn” so với tỷ lệ lắp đặt của các nước trong khu vực. Chính vì thế, Nhà nước cần phải có nhiều hơn những chính sách để khuyến khích người dân lắp điện mặt trời. Song song với đó, các phương tiện thông tin đại chúng cần truyền thông mạnh hơn để người dân hiểu rõ hơn và tin tưởng vào lợi ích của sử dụng điện mặt trời. Bên cạnh đó, cần cung cấp thông tin cụ thể hơn về thông số kĩ thuật, đặc biệt, thông tin cần phải đúng với thực tế để người dân lựa chọn được sản phẩm phù hợp.
Thực tế hiện nay xuất hiện không ít các các thông tin quảng cáo thái quá, khác biệt quá nhiều so với kết quả thật nên gây tâm lí hoang mang cho người tiêu dùng. Ông Cánh đơn cử cụ thể, tại một số địa chỉ, chỉ vì muốn bán được hàng mà người ta đã khuếch đại lượng điện ra là 500 kWh điện/tháng cho hệ 3 kWp. Tuy nhiên, với hệ 3 kWp thì một tháng chúng chỉ tạo ra lượng điện khoảng 360 kWh (3 kWp x 4 kWh/ngày x 30 ngày = 360 kWh/tháng). Đây còn là con số được tính toán trong điều kiện nắng tốt tại miền Nam.
Ngoài ra, thủ tục lắp điện kế hai chiều cũng như kí kết hợp đồng mua bán điện từ công ty điện lực cần phải rút gọn hơn nữa thay vì phải mất từ 7 đến 10 ngày như hiện nay.
Một số lưu ý khi triển khai hệ thống điện mặt trời được hiệu quả nhất
Để một hệ thống điện mặt trời hòa lưới áp mái hoạt động thì chúng bao gồm các thành phần cơ bản như sau:
+ Tấm pin năng lượng mặt trời
+ Bộ hòa lưới điện
+ Tủ phân phối và bảo vệ DC/AC
+ Hệ thống đo đếm điện năng và giám sát từ xa
+ Khung giá đỡ, dây dẫn, thang máng cáp
+ Một số phụ kiện chuyên dụng khác
Tùy từng kinh nghiệm và năng lực của đơn vị thi công mà chất lượng, chế độ bảo hành, bảo dưỡng sẽ khác nhau. Với những công ty lớn như Mạnh Cường Solar, chúng tôi có đội ngũ theo dõi giám sát hệ thống, có chế độ bảo trì định kì để tăng tính hiệu quả của công trình. Chính vì thế khách hàng có thể yên tâm về chất lượng và tuổi thọ của công trình.
>> Cách Lắp Đặt Hệ Thống Pin Năng Lượng Mặt Trời Đúng Cách Nhất
Nếu thực thi thành công những khó khăn còn tồn đọng trên thì chắc chắn mô hình điện mặt trời dùng cho hộ gia đình sẽ được ứng dụng và phát triển rộng rãi hơn trong tương lai không xa.
Nguồn: https://solarmcgroup.com/
Tôi là Phạm Hữu Tùng Lâm – chuyên viên tư vấn của Mạnh Cường Group về lĩnh vực Điện Năng Lượng Mặt Trời. Với kinh nghiệm 5 năm trực tiếp tư vấn và tham gia vào nhiều dự án lớn, nhỏ trên toàn quốc cũng như nước ngoài, tôi hy vọng những chia sẻ của tôi có thể giúp ích cho các bạn, giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về sự cần thiết của Năng Lượng Mặt Trời. Nếu có gì còn thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ qua số hotline hoặc comment trực tiếp vào bài viết để tôi có thể giải đáp cho các bạn ạ!