Việc ứng dụng pin mặt trời đã dần trở nên phổ biến trong cuộc sống chúng ta hiện nay. Đây là giải pháp giúp chúng ta bảo vệ môi trường sống, hạn chế việc khai thác các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần đi vào cạn kiệt. Lắp đặt pin năng lượng mặt trời cho tàu cá hiện đang được ngư dân ven biển sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí nhiên liệu, tăng khả năng liên lạc cho các tàu đánh bắt xa bờ.
>> Điện Mặt Trời Tại Việt Nam Đạt 7 Gigawatt Vào Năm 2020
>> Cơ Hội Và Thách Thức Phát Triển Điện Mặt Trời Tại Việt Nam
Nội Dung Chính
Lắp đặt pin năng lượng mặt trời sẽ mang lại lợi ích gì cho các tàu cá?
Duy trì các thiết bị liên lạc
Nguồn điện trên các tàu cá được phát ra chủ yếu từ động cơ của tàu. Trong trường hợp động cơ gặp trục trặc thì mọi thiết bị liên lạc của ngư dân với đất liền sẽ không thể thực hiện được. Nếu trong tình huống khẩn cấp, thời tiết xấu thì vấn đề này sẽ rất nguy hiểm đến sự an toàn về tính mạng. Do đó, việc lắp đặt pin năng lượng mặt trời cho tàu đánh cá sẽ giúp ổn định nguồn điện để duy trì các hoạt động cho các thiết bị trên tàu, giúp ngư dân an tâm hơn trong những chuyến đi biển.
Tiết kiệm chi phí nhiên liệu
Ngoài ra, trong khoảng thời gian ngư dân nghỉ ngơi, động cơ của tàu không hoạt động, các thiết bị điện không sử dụng để tiết kiệm dầu máy, khi đó, các tấm pin mặt trời sẽ phát huy tác dụng. Nhờ đó mà ngư dân vẫn có điện sử dụng thoải mái mà không lo tốn chi phí phát điện. Khi sử dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời, trong mỗi chuyến ra khơi đánh bắt, ngư dân có thể thể tiết kiệm được 1-2 triệu đồng tiền dầu chạy máy phát điện phục vụ sinh hoạt trên tàu.
Bảo vệ môi trường, không gây tiếng ồn
Việc sử dụng động cơ chạy bằng dầu máy sẽ thải ra môi trường nhiều loại khí thải gây hại, thậm chí là tiếng ồn. Chính vì thế, việc lắp đặt pin mặt trời cho tàu cá là giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng hệ sinh thái xanh, sạch hơn.
Nguyên lí hoạt động của pin năng lượng mặt trời trên các tàu cá
Pin năng lượng mặt trời là thiết bị có khả năng hấp thụ và chuyển đổi bức xạ mặt trời thành điện năng để sử dụng. Những tấm pin này được lắp đặt trên mái của các tàu đánh cá để hấp thụ ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, hệ thống còn có 2 bình ắc quy dùng để tích điện nạp từ pin mặt trời và một hệ điều khiển nạp dùng để điều khiển và theo dõi quá trình nạp điện từ pin năng lượng mặt trời vào bình ắc quy.
Hiện nay, các tàu cá đang hoạt động tại nước ta chủ yếu là các tàu có công suất nhỏ. Do vậy, công suất lắp đặt chỉ đạt khoảng 1-2kWp. Trung bình, 1kWp pin mặt trời tạo ra được 3-4kWh điện mỗi ngày để dùng cho các thiết bị có trên tàu như radio, bộ định vị GPS, radar, đèn, quạt,…
Chi phí lắp đặt pin năng lượng mặt trời cho tàu cá
Ông Trần Văn Công – Phó GĐ Trung tâm Phát triển năng lượng Phú Yên cho biết, chi phí lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời cho tàu cá hiện còn khá cao, dao động khoảng 80 triệu đồng cho 1 tàu cá.
Cũng theo ông Công, vừa qua Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp cùng với Sở Khoa học – Công nghệ Đà Nẵng tài trợ 160 triệu đồng cho 2 tàu cá lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời được ngư dân đánh giá cao tính hiệu quả trong quá trình đánh bắt cá xa bờ dài ngày. Bên cạnh đó, chúng ta đang huy động đầu tư và hợp tác với các Tổ chức phi chính phủ của Đan Mạch, Nhật Bản nhằm hỗ trợ chi phí cho các hoạt động lắp đặt hệ thống pin mặt trời cho các tàu cá.
Đà Nẵng triển khai mô hình hệ thống pin năng lượng mặt trời cho tàu đánh cá
Sở Khoa học – Công nghệ Đà Nẵng phối hợp cùng Trung tâm phát triển năng lượng (EDEC) tổ chức Hội thảo “Sử dụng điện năng lượng mặt trời và công nghệ LED cho tàu đánh bắt xa bờ” nhằm chia sẻ hiệu quả, những lợi ích của hệ thống pin mặt trời cho các tàu cá hiện nay.
Thông qua buổi hội thảo ngày 07/3, nhiều ngư dân đã bày tỏ sự mong muốn nhận được sự hỗ trợ trong việc lắp đặt điện mặt trời và ứng dụng công nghệ LED để dẫn dụ cá thay cho hệ thống đèn cũ như hiện nay. Việc lắp đặt thử nghiệm hệ thống đèn LED không chỉ giúp giảm chi phí, tiết kiệm điện năng mà còn làm tăng hiệu quả đánh bắt cá.
Theo số liệu ghi nhận được, tại Đà Nẵng hiện nay có gần 1.500 phương tiện tàu thuyền, trong đó, khoảng 250 tàu cá đánh bắt xa bờ, tổng công suất lên tới hơn 110.000CV.
Anh Lê Văn Xin, chủ tàu tàu câu mực ĐNa 90026 và anh Lê Văn Minh chủ tàu ĐNa 90169 là 2 tàu cá được triển khai lắp đặt thử nghiệm.
Anh Xin cho biết, tàu cá của anh được các kĩ sư lắp đặt tổng cộng 16 tấm pin năng lượng có công suất 1.000Wp, cùng với 2 bình ắc quy tích trữ điện và một hệ điều khiển nạp để điều khiển và theo dõi quá trình nạp điện từ pin vào ắc quy giúp đảm bảo sự cân bằng điều tải của hệ thống điện mặt trời.
“Trước đây, mỗi khi động cơ trên tàu gặp sự cố thì không thể nào liên hệ được với đất liền. Từ khi được lắp đặt hệ thống pin mặt trời thì điều này đã được khắc phục”, anh Xin cho biết thêm.
>> Hướng Dẫn Cách Làm Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời Mini Đơn Giản
>> Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Năng Lượng Mặt Trời Bạn Nên Biết!
Với những lợi ích về mặt kinh tế, môi trường, việc ứng dụng pin năng lượng mặt trời cho tàu cá nên được nhân rộng hơn. Các cấp chính quyền cần phải có những biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ để ngư dân có thể tiếp cận và hiểu rõ hơn những lợi ích, hiệu quả từ việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Nguồn: https://solarmcgroup.com
Tôi là Phạm Hữu Tùng Lâm – chuyên viên tư vấn của Mạnh Cường Group về lĩnh vực Điện Năng Lượng Mặt Trời. Với kinh nghiệm 5 năm trực tiếp tư vấn và tham gia vào nhiều dự án lớn, nhỏ trên toàn quốc cũng như nước ngoài, tôi hy vọng những chia sẻ của tôi có thể giúp ích cho các bạn, giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về sự cần thiết của Năng Lượng Mặt Trời. Nếu có gì còn thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ qua số hotline hoặc comment trực tiếp vào bài viết để tôi có thể giải đáp cho các bạn ạ!