Cơ Hội Và Thách Thức Phát Triển Điện Mặt Trời Tại Việt Nam

Trong tương lai, khi những nguồn năng lượng truyền thống dần đi vào cạn kiệt và khan hiếm thì điện mặt trời được coi là giải pháp thay thế hoàn hảo. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện năng lượng mặt trời. Vậy đâu là những cơ hội và thách thức trong việc phát triển điện mặt trời tại Việt Nam? Hãy cùng Mạnh Cường Solar khám phá trong bài viết ngay dưới đây.

Thực trạng sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam

Mặc dù nước ta được đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển điện mặt trời, thế nhưng, việc khai thác và đưa vào sử dụng ngành năng lượng này vẫn chưa đáng kể.

Việc khai thác và đưa sử dụng điện mặt trời tại Việt Nam chưa thực sự hiệu quả
Việc khai thác và đưa sử dụng điện mặt trời tại Việt Nam chưa thực sự hiệu quả

Năm 2014, nhà máy quang năng Hội An, Côn Đảo là dự án điện mặt trời lớn đầu tiên tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư 140 nghìn Euro. Trong khi điện mặt trời tại các nước trong khu vực đã được chú trọng đầu tư từ rất lâu nhưng phải mãi đến thời điểm năm 2014, nước ta mới bắt đầu “nhen nhóm” triển khai các dự án điện mặt trời.

Tính đến thời điểm hiện tại, việc đầu tư vào những dự án điện mặt trời lớn chủ yếu từ phía Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Còn với các doanh nghiệp thì họ còn khá e dè trong việc đầu tư các dự án điện mặt trời. Bên cạnh đó, việc sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái tại các hộ dân vẫn còn khá hạn chế.

Cơ hội phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

Theo đánh giá từ các chuyên gia của Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA), Việt Nam có lượng ánh nắng mặt trời chiếu sáng tương đối cao trên bản đồ bức xạ mặt trời thế giới. Trong một năm, lượng bức xạ mặt trời trung bình dao động từ 4,3-5,7 triệu kWh/m2. Đặc biệt, tại khu vực miền Trung, miền Nam, số giờ nắng trung bình năm cao, đạt khoảng 2000-2600 giờ mỗi năm, lượng bức xạ mặt trời trung bình khoảng 150kcal/m2 chiếm khoảng 2000-5000 giờ mỗi năm. Khu vực miền Bắc nước ta có số giờ nắng và lượng bức xạ mặt trời thấp hơn do chịu ảnh hưởng bởi mùa đông, nhiều mây, sương mù.

Ước tính tiềm năng điện mặt trời mang lại trên lý thuyết là khoảng 43,9 tỷ TOE. Vào năm 2020, nước ta dự kiến sẽ khai thác điện mặt trời với công suất khoảng 850MW, ước tính sẽ tăng lên khoảng 4.000MW vào năm 2025 và năm 2030 dự tính sẽ đạt 12.000MW điện từ năng lượng mặt trời.

Với tiềm lực về thiên nhiên, việc phát triển điện mặt trời tại Việt Nam hoàn toàn khả thi và đạt được hiệu quả cao
Với tiềm lực về thiên nhiên, việc phát triển điện mặt trời tại Việt Nam hoàn toàn khả thi và đạt được hiệu quả cao

Qua đó, chúng ta đã thấy được phần nào cơ hội phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam trong tương lai không xa nếu chúng ta biết khai thác và đưa vào sử dụng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn đang gặp phải một số những thách thức, khó khăn nhất định trên con đường phát triển ngành năng lượng tái tạo này.

Khó khăn và thách thức khi phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

Chi phí đầu tư ban đầu khá cao

Một trong những khó khăn đầu tiên trong việc phát triển điện mặt trời ở Việt Nam đó chính là chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao, vượt xa so với thu nhập của đa số các hộ gia đình, doanh nghiệp.

Theo thống kê của Hiệp hội Năng lượng sạch, ước tính giá thành của 1kWh điện mặt trời nối lưới dao động khoảng 12 cent/kWh, trong khi đó, giá điện từ các nguồn hiện nay trung bình chỉ khoảng 5-6 cent/kWh. Việc bỏ ra một số vốn đầu tư lớn đi kèm với những lo lắng về tính hiệu quả của hệ thống.

Chi phí đầu tư ban đầu cao là thách thức trong việc phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Chi phí đầu tư ban đầu cao là thách thức trong việc phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

Vấn đề vận hành an toàn và hiệu quả hệ thống có công suất lớn

Vấn đề vận hành an toàn và hiệu quả hệ thống điện năng lượng mặt trời công suất lớn không chỉ là thách thức của riêng nước ta mà ngay cả các những nước đi đầu trong lĩnh vực này như Đức cũng phải “đau đầu” giải quyết bài toán này.

Tiến sĩ Trần Thị Thu Trà – chuyên viên Ban quản lý đầu tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, điện mặt trời lên, xuống gần như là tức thời, chúng ta khó có thể kiểm soát được. Trong khi đó, điện sản xuất cần phải tiêu thụ ngay. Chính tính chất đặc thù của điện mặt trời như vậy nên gây rất nhiều khó khăn cho việc vận hành hệ thống. Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải đảm bảo một lượng công suất dự trữ rất lớn và các nhà máy nhiệt điện không được huy động ở công suất đặt, đặc biệt trong giai đoạn mùa khô. Khi mà hệ thống điện mặt trời không phát nữa thì chúng ta phải lập tức huy động nhiệt điện để bù vào phần công suất thiếu hụt. Do đó, chi phí vận hành của EVN sẽ tăng.

Lo lắng về chất lượng thiết bị chuyển đổi dòng điện inverter

Cũng theo tiến sĩ Trần Thị Thu Trà, điện mặt trời là nguồn điện một chiều, trong đó, là lưới điện Việt Nam là lưới xoay chiều. Như vậy, cần phải có một thiết bị chuyển đổi dòng điện inverter. Nếu chất lượng của thiết bị này không được đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng điện của khách hàng.

Ông Đặng Đình Thống, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam cho biết, hiện nay, trên thế giới, các thiết bị inverter đã tiên tiến và có độ hoàn chỉnh cao, hiệu suất có thể đạt lên tới 96%, tổn hao không đáng kể. Hơn nữa, các chỉ số về ổn định pha, ổn định tần số… được cải thiện nên vấn đề này không đáng lo ngại.

Trên đây là những cơ hội và thách thức trong việc phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Hi vọng, với những tiềm năng sẵn có, điện mặt trời nước ta sẽ khởi sắc hơn trong tương lai không xa.

Nguồn: https://solarmcgroup.com