Những Nỗ Lực Phát Triển Điện Năng Lượng Mặt Trời Tại Singapore

Là quốc đảo có nhiều tiềm năng để phát triển điện mặt trời, Singapore đã và đang bắt đầu triển khai, đi vào khai thác nguồn năng lượng tái tạo để tạo bàn đạp cho sự phát triển ngành công nghiệp năng lượng sạch. Chính những nỗ lực không ngừng nghỉ, điện năng lượng mặt trời tại Singapore đã có nhiều bước tiến lớn trong hơn một thập kỉ vừa qua.

>> Tìm Hướng Đi Mới Cho Điện Năng Lượng Mặt Trời Ở Việt Nam

>> Những Công Trình Dùng Điện Mặt Trời Vĩ Đại Nhất Thế Giới

Câu chuyện về chặng đường phát triển điện năng lượng mặt trời tại Singapore

Singapore là một thành bang và đảo quốc tại Đông Nam Á. Quốc gia này có diện tích khoảng 720km2, mật độ dân số cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Monaco. Với mật độ dân số cao như vậy, Singapore phải tận dụng sân thượng của các công trình để lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời. Điều này đã lí giải vì sao việc xây dựng kết hợp phát triển các tấm pin mặt trời là giải pháp hàng đầu tại Singapore.

Thúc đẩy việc phát triển điện năng lượng mặt trời tại Singapore được chính quyền thực hiện trong suốt hơn một thập kỉ qua
Thúc đẩy việc phát triển điện năng lượng mặt trời tại Singapore được chính quyền thực hiện trong suốt hơn một thập kỉ qua

Theo đó, thời gian gần đây Ủy ban Phát triển Kinh tế (EDB) đã tổ chức kêu gọi hỗ trợ để đầu tư nghiên cứu các dự án có thể biến những mặt của các công trình thành những tấm pin tạo ra năng lượng mặt trời.

Giáo sư Thomas Reindl,  Phó Giám đốc điều hành SERIS cho biết, Viện Nghiên cứu Năng lượng mặt trời Singapore (SERIS) đang đầu tư một trung tâm BIPV để phát triển những giải pháp mới trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, đồng thời, nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc xây dựng các công trình gắn với năng lượng mặt trời.

Mục tiêu phát triển các công trình xanh của Singapore là tập trung hướng vào những công trình sử dụng ít, hoặc không sử dụng năng lượng, hoặc sử dụng năng lượng một cách tích cực và năng lượng đó phải được tạo ra tại chính khu vực nó được tiêu thụ.

Cũng theo Giáo sư Thomas Reindl, công nghệ BIPV rất hiệu quả trong việc nâng cấp các công trình cũ của Singapore. “Singapore có 10 nghìn công trình đang tồn tại và nếu chúng tôi không bắt đầu lắp những hệ thống PV cho chúng (các công trình) thì sẽ khó đạt được mục tiêu về biến đổi khí hậu của quốc gia”, ông chia sẻ thêm.

Singapore là một quốc đảo có diện tích đất rất ít ỏi, do đó, quốc gia này cũng nghiên cứu và đi vào triển khai một số dự án điện mặt trời nổi trên mặt nước lớn nhất thế giới.

Với hạn chế bởi diện tích đất đai, việc phát triển điện năng lượng mặt trời nổi tại Singapore là giải pháp hữu hiệu
Với hạn chế bởi diện tích đất đai, việc phát triển điện năng lượng mặt trời nổi tại Singapore là giải pháp hữu hiệu

Goh, đại diện của Ủy ban Phát triển Kinh tế cho biết, Singapore đang nghiên cứu những hệ thống pin năng lượng mặt trời nổi trên biển, và nếu thành công, Singapore sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện được điều đó.

Chính phủ Singapore luôn quan tâm và ưu tiên phục vụ những yêu cầu liên quan đến lĩnh vực năng lượng mặt trời. Phó Giám đốc điều hành SERIS cho biết, Singapore đang gặp những thách thức trong môi trường xây dựng, điển hình là sức nén không gian. Do đó, Singapore luôn nỗ lực tìm giải pháp để đối mặt với thách thức đó.

Năm 2017, Sembcorp – Nhà sản xuất năng lượng đa quốc gia có trụ sở ở Singapore đã mua hai xưởng năng lượng mặt trời trên mái nhà, tạo ra những bước đột phá đầu tiên trong thị trường năng lượng mặt trời tại quốc đảo này. Phó chủ tịch, Giám đốc của Sembcorp Utilities, Dennis Chin cho biết, thị trường năng lượng mặt trời phân bổ nhỏ lẻ chính là nhân tố giúp thúc đẩy mạnh mẽ do Singapore có không gian bị giới hạn khó có thể hình thành các trang trại điện năng lượng mặt trời lớn như các quốc gia khác.

Giám đốc sáng lập của nền tảng bán lẻ năng lượng mặt trời Electrify.sg, Julius Tan cho biết rằng, khi ngày càng có nhiều người nhận thức được những lợi ích của năng lượng sạch và sự chuyển dịch mạnh mẽ trong nhu cầu năng lượng bắt đầu trong năm 2018 sẽ cho phép chủ dự án chọn nhà cung cấp năng lượng của mình. Điều đó sẽ thúc đẩy nhu cầu, nâng cao khả năng cạnh tranh và đó cũng chính là tương lai năng lượng sạch của Singapore nói riêng và thế giới nói chung.

Thử nghiệm hệ thống điện năng lượng mặt trời nổi lớn nhất thế giới tại Singapore

Chính quyền Singapore đã lên kế hoạch thử nghiệm 10 hệ thống năng lượng mặt trời nổi lớn nhất thế giới tại khu vực Tengeh Reservoir. Singapore là quốc gia có hệ thống hồ nước ngọt lớn, do đó, việc sử dụng những tấm pin năng lượng mặt trời nổi sẽ giúp tạo ra nguồn năng lượng sạch hiệu quả.

Dự án là sự phối hợp giữa Ban Tiện ích công cộng (PUB) và Hội đồng Phát triển Kinh tế của Singapore (EDB). Viện Nghiên cứu Năng lượng Mặt trời của Singapore (SERIS) sẽ giúp đánh giá các hệ thống trong quá trình thử nghiệm. Dự án này còn có sự tham gia và đóng góp của các tập đoàn quốc tế lớn và 8 doanh nghiệp từ các công ty nhỏ tại địa phương. Tổng vốn đầu tư lên tới 11 triệu USD.

Thử nghiệm 10 hệ thống điện năng lượng mặt trời nổi lớn nhất thế giới tại Singapore
Thử nghiệm 10 hệ thống điện năng lượng mặt trời nổi lớn nhất thế giới tại Singapore

Các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ ngăn chặn một số ánh sáng mặt trời từ những sinh vật sống trong các hồ chứa. Nước bên dưới sẽ làm mát các tấm pin mặt trời, giúp nó hoạt động hiệu quả hơn khi được đặt trên mái nhà hoặc mặt đất. Cùng với đó, đội ngũ nghiên cứu sẽ đánh giá hệ thống sẽ tác động như thế nào tới chất lượng nước, sự bốc hơi của nước và vấn đề đa dạng sinh học.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Singapore, ông Masagos Zulkifli cho biết, những hệ thống quang điện nổi trên mặt nước không chỉ giúp khắc phục hạn chế về diện tích đất đai mà còn có khả năng làm giảm tổn thất bay hơi từ hồ chứa.

Thời gian thử nghiệm của 10 hệ thống năng lượng mặt trời nổi diễn ra trong vòng 6 tháng. Sau quá trình thử nghiệm, sẽ lựa chọn ra 2 hệ thống để mở rộng quy mô và thử nghiệm trong giai đoạn thứ hai.

>> Top 10 Nhà Máy Điện Năng Lượng Mặt Trời Lớn Nhất Đông Nam Á

>> Xu Hướng Phát Triển Năng Lượng Mặt Trời Ở Việt Nam

Những nỗ lực phát triển điện năng lượng mặt trời tại Singapore nói riêng đã phần nào cho thấy sự chuyển đổi cơ cấu mạnh mẽ từ nguồn năng lượng truyền thống sang việc khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo.

Nguồn: https://solarmcgroup.com/