Dự Án Điện Mặt Trời Tại Đà Nẵng, Người Dân Hồ Hởi Hưởng Ứng

Từ khi hiệu lực mua bán điện mặt trời được chính phủ ban hành, người dân Đà Nẵng đã ngày càng quan tâm hơn. Theo ghi nhận, đã có hàng trăm hộ gia đình đăng kí lắp điện mặt trời tại Đà Nẵng, một phần giúp giảm thiểu tiền điện, mặt khác còn có thể bán lại cho điện lực.

>> Nên Hay Không Việc Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt Trời Hòa Lưới?

>> Bỏ Trăm Triệu Đầu Tư Lắp Đặt Điện Mặt Trời Ở Sài Gòn, Thừa Bán Lại Cho EVN

Nhiều dự án thí điểm điện năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng đã được triển khai

Vừa qua, DECC (Trung tâm tiết kiệm năng lượng và tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng) đã tổ chức kí kết biên bản hỗ trợ lắp đặt thí điểm hệ thống năng lượng mặt trời cho một số hộ gia đình và cơ sở công được thành phố lựa chọn. Theo đó, DECC đã thí điểm lắp đặt tại 6 hộ gia đình và 4 cơ sở công bao gồm: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Trường THCS Hoàng Diệu, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng. Tổng công suất lắp đặt toàn dự án lên tới hơn 10 KWp. Dự án sẽ được thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020 với tổng vốn đầu tư của dự án là 444.169 EUR.

Dự án thí điểm lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng được triển khai tại các cơ sở công, hộ gia đình nhằm hướng tới xây dựng thành phố vì môi trường, nâng cao nhận thức, góp phần tiết kiệm năng lượng cho tương lai
Dự án thí điểm lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng được triển khai tại các cơ sở công, hộ gia đình nhằm hướng tới xây dựng thành phố vì môi trường, nâng cao nhận thức, góp phần tiết kiệm năng lượng cho tương lai

Đây là một trong những hoạt động quan trọng thuộc Dự án Phát triển Năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng (DSED) do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ. Dự án gồm 3 hợp phần bao gồm:

Thứ nhất, hỗ trợ xây dựng thể chế nhằm phát triển các quy định và khung chính sách về năng lượng mặt trời, thúc đẩy các dịch vụ năng lượng mặt trời cho đến người tiêu dùng cuối cùng.

Thứ hai, hỗ trợ đầu tư lắp đặt thí điểm hệ thống năng lượng mặt trời tại các cơ sở công và hộ gia đình được lựa chọn.

Thứ ba, nâng cao năng lực, nhận thức và trao đổi kiến thức về phát triển năng lượng mặt trời.

Dự án được triển khai nhằm mục đích nâng cao nhận thức, góp phần tiết kiệm năng lượng và từ đó trở thành một mô hình thí điểm để Đà Nẵng nhân rộng tại nhiều các cơ cơ cũng như khu dân cư khác trên địa bàn thành phố. Đây cũng là một chủ trương nằm trong kế hoạch của thành phố nhằm hướng tới xây dựng thành phố vì môi trường, đi đầu trong cả nước về sử dụng nguồn năng lượng xanh, phát triển bền vững trong bối cảnh tăng trưởng xanh và giảm hiệu ứng khí nhà kính.

Theo kế hoạch, trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2019, sau khi đã lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực cung cấp thì hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ được đi vào triển khai. Khi dự án lắp điện mặt trời được đi vào hoạt động, DECC sẽ phối hợp cùng với các hộ gia đình và cơ sở công tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá tính hiệu quả và đưa ra những kiến nghị liên quan để thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời trên địa bàn thành phố.

Người dân Đà Nẵng hồ hởi lắp điện năng lượng mặt trời

Với những nỗ lực của cấp ủy chính quyền và nhiều chính sách ưu đãi được chính phủ ban hành nhằm khuyến khích người dân sử dụng hệ thống điện mặt trời, ngày càng đông các hộ gia đình, cơ sở doanh nghiệp tại Đà Nẵng triển khai dự án ĐMT. Bên cạnh việc tạo ra nguồn điện sạch phục vụ sinh hoạt, người dân còn có thể bán lại cho ngành điện.

Chị Vũ Thanh Phương (Phường Bình Thuận, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) cho biết, chị đang làm việc với tập đoàn Mạnh Cường Solar để chuẩn bị lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái vừa để sử dụng, vừa có thể bán lại cho điện lực nếu không sử dụng hết. Chị Phương cho biết, chị và gia đình đã tìm hiểu rất kĩ, tính toán lượng điện tiêu thụ của gia đình hàng tháng, thậm chí là thời gian thu hồi vốn trước khi quyết định đầu tư.

Nhà chị Phương có khu sân vườn rộng 100m2. Theo tư vấn của bên thi công, gia đình chị có thể lắp hệ thống pin mặt trời lên được công suất 12Kw, số vốn đầu tư dự kiến ban đầu gần 250 triệu đồng. Vào mùa nắng, số giờ nắng trong ngày có thể lên tới 8 giờ nắng, theo tính toán, hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ cho sản lượng điện 96Kwh. Nếu bán điện với giá 2.134 đồng/kWh như hiện nay, trung bình mỗi tháng gia đình chị sẽ thu về hơn 6 triệu đồng. Trong khi đó, tiền điện mỗi tháng sử dụng của gia đình chị khoảng 1 triệu đồng, tính ra chị đã có lãi khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng.

Theo anh Đoàn Việt Hà, chuyên viên chăm sóc khách hàng công ty năng lượng mặt trời Mạnh Cường cho biết: “Trước đây, chúng tôi thường phải đi tìm khách hàng để thuyết phục họ đầu tư thì khoảng 4-5 tháng trở lại đây, khách hàng đã tự tìm đến chúng tôi nhờ tư vấn và lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái”.

Vincom Đà Nẵng là trung tâm thương mại đầu tiên của miền Trung sử dụng điện mặt trời
Vincom Đà Nẵng là trung tâm thương mại đầu tiên của miền Trung sử dụng điện mặt trời

Anh Hà cho biết thêm, hiện nay, pin mặt trời có rất nhiều chủng loại, giá thành cũng rẻ hơn trước rất nhiều, tuổi thọ có thể lên tới 30 năm nên nhiều hộ gia đình đã quyết định đầu tư. Đặc biệt, với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ, quanh năm nắng nóng, việc lắp điện mặt trời chính là giải pháp xua tan nỗi lo thiếu điện.

Số liệu mới đây nhất được Tổng công ty điện lực miền Trung (EVNCPC) công bố vào ngày 23-5-2019, EVNCPC đã thanh toán hoàn tất 972 triệu đồng tiền điện cho 134 khách hàng đã đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.

Đặc biệt, trong số 13 công ty Điện lực thuộc Tổng công ty điện lực miền Trung (EVNCPC), Công ty Điện lực Đà Nẵng có số dự án, công suất lắp điện mặt trời cao nhất.

Đại diện Công ty Điện lực Đà Nẵng cho biết, đã có 105/118 khách hàng đã ký hợp đồng mua bán điện. Công ty đã thanh toán gần 291 triệu đồng tiền điện cho khách hàng đã đầu tư.

Tính đến thời điểm tháng 11/2019, đã có gần 550 dự án điện mặt trời áp mái được triển khai ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên với công suất đấu nối đạt 4.024,4kWp. Tổng công ty điện lực miền Trung đã ký hợp đồng với 442 dự án, thanh toán 972 triệu đồng tiền mua điện cho 157 khách hàng. Đồng thời, EVNCPC cũng đã đưa vào đấu nối 42 dự án ĐMT áp mái trụ sở điện lực, với tổng công suất đạt 1266,5kWp.

Ngày càng nhiều các dự án điện mặt trời được triển khai tại Đà Nẵng (Trong ảnh là lễ khánh thành hệ thống điện năng lượng mặt trời lắp mái tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu, Đà Nẵng)
Ngày càng nhiều các dự án điện mặt trời được triển khai tại Đà Nẵng (Trong ảnh là lễ khánh thành hệ thống điện năng lượng mặt trời lắp mái tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu, Đà Nẵng)

EVNCPC cho biết thêm, hiện nay thủ tục, kí kết hợp đồng với các dự án điện mặt trời đã đơn giản hơn rất nhiều. Sau khi ghi nhận việc đăng kí lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái nhà từ phía khách hàng, chỉ trong vòng 1 ngày, các công ty điện lực sẽ tiến hành khảo sát và thông báo kết quả. Ngoài ra, khi khách hàng hoàn tất việc lắp đặt và gửi hồ sơ bán điện từ dự án, công ty điện lực sẽ kiểm tra đấu nối, lắp đặt miễn phí công tơ 2 chiều, ký hợp đồng mua bán điện trong thời hạn 3 ngày làm việc. Ngành điện sẽ thanh toán tiền mua điện cho khách hàng thông qua hình thức chuyển khoản.

>> Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Năng Lượng Mặt Trời Bạn Nên Biết!

>> Tổng Quan Về Các Dự Án Năng Lượng Mặt Trời Tại Việt Nam

Việc triển khai các dự án thí điểm điện mặt trời tại Đà Nẵng là kinh nghiệm đi trước mà các địa phương khác nên tham khảo, áp dụng để hướng tới sự phát triển của ngành năng lượng mặt trời, nâng cao nhận thức cộng đồng việc sử dụng năng lượng sạch, góp phần bảo vệ môi trường.

Nguồn: https://solarmcgroup.com