Cần Tháo Gỡ Vướng Mắc Để Tập Trung Phát Triển Điện Mặt Trời Tại Ninh Thuận

Là tỉnh có số giờ nắng trung bình cao nhất trên cả nước, tuy nhiên, việc phát triển điện mặt trời tại Ninh Thuận vẫn chưa thực sự hiệu quả. Trên thực tế, người dân còn chưa mấy “mặn mà” đến việc sử dụng điện mặt trời áp mái để phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất.

>> Người Dân Đua Nhau Lắp Điện Mặt Trời Tại Đồng Nai

>> Việt Nam Hướng Tới Mục Tiêu 1.000MW Điện Mặt Trời Trên Mái Nhà Vào Năm 2020

Hàng loạt các dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận được khánh thành

Vào sáng ngày 27/4/2019, 2 dự án điện mặt trời có quy mô lớn nhất cả nước chính thức được hòa lưới điện quốc gia tại Ninh Thuận.

Dự án thứ nhất là cụm 3 nhà máy điện mặt trời được xây dựng tại xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận với công suất 330MW. Chủ đầu tư của dự án này đó là Tập đoàn BIM Group. Cụm 3 nhà máy điện mặt trời sử dụng 1 triệu tấm pin năng lượng mặt trời, dự kiến có thể sản xuất được khoảng 600 triệu kWh/năm. Tổng số vốn đầu tư của dự án lên tới 7.000 tỷ này. Đây được coi là dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.

Nhiều dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận được khánh thành
Nhiều dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận được khánh thành

Dự án thứ hai là giai đoạn 1 của tổ hợp điện mặt trời và điện gió được xây dựng trên 268ha thuộc địa bàn 2 xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận với công suất 243 MW. Chủ đầu tư của dự án này là Tập đoàn Trung Nam. Dự án sử dụng hơn 705.000 tấm pin, công suất 204 MW. Bên cạnh đó còn có 17 turbine gió công suất 39 MW được lắp đặt trong giai đoạn 1 của dự án điện gió. Giai đoạn 2 của dự án sẽ lắp đặt thêm 28 turbine gió công suất 112 MW. Dự kiến sau khi hoàn thành, tổ hợp điện gió và điện mặt trời sẽ đạt công suất khoảng 360 MW. Tổng số vốn đầu tư toàn dự án lên tới gần 10.000 tỷ đồng.

Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, chỉ trong sáng 27/4, Ninh Thuận đã có thêm 4 nhà máy điện mặt trời được khánh thành. Dự kiến, từ giờ đến cuối năm, Ninh Thuận sẽ có thêm 13 dự án điện mặt trời được vận hành thương mại với tổng công suất khoảng 700 MW.

Quyết định số 11 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2011 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời đã thúc đẩy các dự án điện mặt trời tăng lên đáng kể. Dù vậy, nhiều dự án đăng ký nhưng chưa triển khai. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều dự án điện mặt trời đã bắt đầu gấp rút thi công để chạy tiến độ trước 30/06/2019. Bởi theo quyết định mới nhất mà Thủ tướng Chính phủ ban hành, chỉ những dự án có ngày vận hành trước 30/6/2019 mới được thu mua toàn bộ lượng điện với giá ưu đãi 9,35 Uscents/kWh (khoảng 2.086 đồng/kWh) trong vòng 20 năm.

Các dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận gấp rút đẩy mạnh tiến độ thi công để hưởng những chính sách mới từ Chính phủ
Các dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận gấp rút đẩy mạnh tiến độ thi công để hưởng những chính sách mới từ Chính phủ

Theo tham luận của đại diện Bộ Công Thương trình bày tháng 3 vừa qua, Việt Nam hiện nay có 121 dự án điện mặt trời được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện quốc gia và cấp tỉnh. Dự kiến, tổng công suất phát điện năm 2020 đạt 6.100 MW và 7.960 MW vào năm 2030. Ngoài ra, Việt Nam còn 221 dự án đang chờ phê duyệt, công suất đăng ký hơn 14.330 MW.

Khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tại Ninh Thuận

Ninh Thuận có số giờ nắng trung bình là 7,5 giờ/ngày, tương đương với lượng giờ nắng hơn 2.800 giờ/năm. Bên cạnh đó, chỉ số bức xạ đạt hơn 4,5 kWh/m2. Cùng với đó là điều kiện khí hậu thuận lợi giúp việc khai thác nguồn năng lượng mặt trời tại Ninh Thuận được hiệu quả.

Bên cạnh việc khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời mặt đất, Ninh Thuận cũng khuyến khích các hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tư phát triển điện mặt trời áp mái. Qua đó, giúp giảm thiểu tối đa nguồn vốn ngân sách đầu tư vào các công trình nguồn phát và lưới truyền tải điện. Đồng thời, người dân còn thể bán lại điện mặt trời cho ngành điện.

Hộ gia đình, doanh nghiệp được khuyến khích lắp đặt điện mặt trời áp mái tại Ninh Thuận
Hộ gia đình, doanh nghiệp được khuyến khích lắp đặt điện mặt trời áp mái tại Ninh Thuận

Ông Nguyễn Hữu Tiên, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Ninh Thuận cho biết, Thông tư 16/2017/TT-BCT đã được Chính phủ phê duyệt cũng như văn bản hướng dẫn số 1352/EVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ngành điện Ninh Thuận đã hướng dẫn khách hàng các thủ tục lắp đặt công tơ điện 2 chiều, kí hợp đồng mua bán từ điện mặt trời áp mái.

Ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận chia sẻ, sau khi Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg ngày 8/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến điện áp mái và Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, tỉnh đã tập trung hơn vào lĩnh vực điện mặt trời bởi lĩnh vực này không liên quan đến vấn đề truyền tải. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, vấn đề truyền tải đang là một trong những vướng mắc lớn trong việc phát triển năng lượng tái tạo hiện nay.

Theo thông tin từ Công ty Điện lực Ninh Thuận, đã có 456 khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái được công ty lắp công tơ 2 chiều để phát sản lượng điện dư lên lưới điện với tổng công suất lắp đặt hơn 33.526 KWp. Tuy nhiên, việc phát triển điện năng lượng mặt trời áp mái tại Ninh Thuận vẫn chưa thật sự tương xứng, còn tồn tại rất nhiều những bất cập cần giải quyết.

Những bất cập kìm hãm sự phát triển điện năng lượng mặt trời tại Ninh Thuận

Hiện nay, việc tuyên truyền, quảng bá vẫn chưa thực sự hiệu quả. Có rất nhiều khách hàng gặp khó khăn trong quy trình lắp đặt, yêu cầu kỹ thuật của công trình điện mặt trời áp mái cũng như những thông tin chính sách mới. Điều đó đã dẫn đến tâm lí e ngại khi đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

Ghi nhận ý kiến của người dân sinh sống tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, chi phí lắp đặt điện mặt trời áp mái hiện vẫn đang ở mức cao, chưa thực sự phù hợp với mức thu nhập của người dân. Trong khi đó, việc tiếp cận vốn vay đầu tư từ các ngân hàng thương mại rất khó khăn. Tuy nhiên, ông Vũ Ngọc Niên, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận cho biết, các ngân hàng tại tỉnh luôn ủng hộ chủ trương về đầu tư phát triển điện mặt trời áp mái.

Việc phát triển điện năng lượng mặt trời tại Ninh Thuận gặp khó khăn do sự bất cập về chi phí lắp đặt, huy động vốn cũng như hiệu quả đầu tư
Việc phát triển điện năng lượng mặt trời tại Ninh Thuận gặp khó khăn do sự bất cập về chi phí lắp đặt, huy động vốn cũng như hiệu quả đầu tư

Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư của dự án cũng là một trong những vướng mắc cần được “tháo gỡ”. Mặc dù giá lắp đặt khá cao nhưng thông tin về chất lượng và tuổi thọ của các thiết bị đầu tư lại mập mờ. Hành lang, các thủ tục pháp lý của Bộ, ngành Trung ương chưa được cụ thể, khả năng thu hồi vốn sẽ rất khó.

Ông Trương Quang Huy, Trưởng phòng kinh doanh – Công ty Điện lực Ninh Thuận cho biết, trên địa bàn tỉnh đã có 137 khách hàng hoàn thành đầu tư điện mặt trời áp mái đã đấu nối vào lưới điện nhưng đến nay vẫn chưa được thanh toán. Nguyên nhân được cho là chưa có giá mua nhất định nên không thể tính toán và trả tiền cho khách hàng.

>> Nhà Máy Sản Xuất Pin Năng Lượng Mặt Trời Uy Tín Nhất Tại Việt Nam

>> 10 Ứng Dụng Của Pin Năng Lượng Mặt Trời Trong Cuộc Sống

Trong thời gian tới, nếu những vướng mắc của các dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận được giải quyết, PC Ninh Thuận sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư phát triển vào lĩnh vực này để tiết kiệm tiền điện trong sinh hoạt, sản xuất, đồng thời, có thêm nguồn thu từ việc bán điện mặt trời cho ngành điện theo quy định.

Nguồn: https://solarmcgroup.com