Nhờ những cơ chế hấp dẫn, đơn giản hóa mọi thủ tục, điện mặt trời áp mái đang ngày càng được quan tâm từ phía các nhà đầu tư. Dự kiến, ngành năng lượng tái tạo này sẽ có sự bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian sắp tới đây.
>> Dự Án Điện Mặt Trời Tại Đà Nẵng, Người Dân Hồ Hởi Hưởng Ứng
Nội Dung Chính
Giá điện mặt trời áp mái: Tín hiệu đáng mừng cho các chủ đầu tư
Tính đến ngày 30/6/2019, quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời đã chính thức hết hiệu lực. Tuy nhiên, theo dự thảo mới nhất của Bộ Công thương đề xuất, giá điện mặt trời vẫn giữ nguyên ở mức 9,35 cents/kWh. Đây được xem như là một động lực lớn để thúc đẩy sự tăng trưởng của điện năng lượng mặt trời áp mái tại nước ta.
Tính tới hết tháng 8/2019, có hơn 12.000 công trình điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) đăng ký bán điện cho liệu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với tổng sản lượng điện bán là 30,5 triệu kWh. EVN dự kiến đến cuối năm 2019, sẽ có thêm khoảng hơn 300MW ĐMTAM được lắp đặt và tổng công suất điện mặt trời có thể đạt 2.000 MW tại thời điểm cuối năm 2020.
Tổ chức Thúc đẩy đầu tư năng lượng sạch (CEIA) tại Việt Nam cho biết, sự tăng trưởng điện mặt trời tại Việt Nam nửa đầu năm 2019 đã minh chứng rằng, chương trình FIT (với các hướng dẫn rõ ràng về thanh toán, chính sách giá và việc sử dụng điện) đã tạo nên một thị trường sôi động đối với các dự án ĐMTAM.
Vào cuối năm 2018, tổng công suất lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại Việt Nam chỉ ở mức 18MWp thì cho tới nay đã lên tới 200MWp, tăng gấp hơn 10 lần. Để có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc như thế là nhờ sức hấp dẫn của giá FIT thôi thúc dòng vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này, đồng thời, ĐMTAM có khả năng cạnh tranh cao về giá hơn so với việc sử dụng điện từ lưới điện.
CEIA nhận định: “Chính sách minh bạch và ổn định với điện mặt trời áp mái, cộng với việc nhu cầu sử dụng điện gia tăng và nhiều khả năng xảy ra thiếu hụt nguồn cung điện từ EVN trong trung hạn là những động lực chính giúp thị trường điện mặt trời áp mái Việt Nam phát triển bền vững”.
Đến năm 2020 công suất điện mặt trời áp mái sẽ cao hơn thủy điện Hòa Bình
Với những điều kiện thuận lợi về chính sách, những giải pháp kỹ thuật đang được gấp rút triển khai nhằm đấu nối và giải tỏa công suất của điện mặt trời, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kì vọng đến hết năm 2020, công suất ĐMTAM sẽ cao hơn thủy điện Hòa Bình, cụ thể sẽ đạt khoảng hơn 2.000 MW.
Đặc biệt, các khu vực miền Trung và miền Nam là những khu vực có tiềm năng lớn để phát triển ĐMTAM nhờ bức xạ mặt trời cao có thể đạt được từ 4,2-4,8 kWh/m2/ngày. Ngoài ra, điện năng lượng mặt trời áp mái có tính chất phân tán, tiêu thụ tại chỗ, thời gian phát chủ yếu là ban ngày nên phần nào sẽ giúp giảm áp lực về phụ tải lưới điện và giảm gánh nặng về đầu tư hệ thống.
Các chuyên gia lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng đưa ra nhận định, nếu duy trì những chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo như hiện nay thì có thể đến cuối năm 2025, việc lắp đặt và đưa vào vận hành 100.000 hệ thống ĐMTAM có thể thực hiện được.
Dự kiến việc lắp đặt điện mặt trời áp mái sẽ bùng nổ vào dịp cuối năm
Vì lưới truyền tải điện cục bộ bị quá tải do đó, các nhà máy điện mặt trời không thể phát hết công suất lên lưới điện quốc gia. Cùng với đó là sự bùng nổ của các nhà máy nhằm hưởng những ưu đãi về giá điện trước thời điểm 30/6/2019. Chính vì thế, điện áp mái càng được khuyến khích sử dụng để có thể giảm áp lực lên hệ thống truyền tải.
Việt Nam là một nước nhận được bức xạ mặt trời lớn nên rất có tiềm năng để phát triển nguồn năng lượng tái tạo này. Việc sử dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời lắp mái giúp giảm thiểu tiền điện cho các gia đình hàng tháng, giảm áp lực cung ứng điện cho ngành điện và đảm bảo sự ổn định nguồn điện sinh hoạt, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm.
Ông Nguyễn Ngọc Cường, Giám đốc tập đoàn Mạnh Cường Solar cho biết, việc giữ nguyên mức giá điện mặt trời ưu đãi của Bộ công thương cho tới năm 2021 là điều mà các doanh nghiệp trong ngành đã dự đoán từ trước, phù hợp với tình hình chung cũng như lịch sử phát triển trong lĩnh vực này từ các nước trong khu vực.
Theo kĩ sư Nguyễn Quang Du cho biết, tính đến đầu tháng 12 năm 2019, đã có gần 1.500 khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời của Mạnh Cường Solar và số lượng khách hàng đang theo xu hướng tăng trong những năm cuối năm.
Điều đó cho thấy, giá mua điện đã tác động rất lớn đến các dự án điện mặt trời nổi và mặt đất, tuy nhiên, lại không ảnh hưởng đáng kể đến ĐMTAM. Lí do là bởi, những đối tượng lắp đặt hệ thống ĐMTAM chủ yếu để sử dụng điện trực tiếp hơn là đầu tư bán điện.
Ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN cho biết, EVN đang xây dựng một nền tảng số (platform) cho ĐMTAM với kì vọng thị trường này sẽ phát triển mạnh mẽ trong khoảng thời gian tới. Theo nghiên cứu của EVN, nếu lắp đặt điện áp mái tại các toà nhà cao tầng tại 2 thành phố lớn khu vực miền Trung và miền Nam như Đà Nẵng và TP.HCM, công suất có thể đạt lần lượt 1.000 MW và từ 2.000 – 6.000 MW.
>> Nhà Máy Sản Xuất Pin Năng Lượng Mặt Trời Uy Tín Nhất Tại Việt Nam
>> Các Loại Pin Năng Lượng Mặt Trời Giá Rẻ Hiệu Suất Cao Thường Dùng Hiện Nay
Việc lắp đặt điện mặt trời áp mái nếu được nhân ra rộng rãi sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho người dân mà chính xã hội cũng hưởng lợi ích, từ việc giảm gánh nặng cho lưới điện quốc gia cho tới giảm thiểu đi hiệu ứng khí nhà kính khi sản xuất điện truyền thống từ các nhiên liệu hóa thạch như hiện nay.
Nguồn: https://solarmcgroup.com
Tôi là Phạm Hữu Tùng Lâm – chuyên viên tư vấn của Mạnh Cường Group về lĩnh vực Điện Năng Lượng Mặt Trời. Với kinh nghiệm 5 năm trực tiếp tư vấn và tham gia vào nhiều dự án lớn, nhỏ trên toàn quốc cũng như nước ngoài, tôi hy vọng những chia sẻ của tôi có thể giúp ích cho các bạn, giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về sự cần thiết của Năng Lượng Mặt Trời. Nếu có gì còn thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ qua số hotline hoặc comment trực tiếp vào bài viết để tôi có thể giải đáp cho các bạn ạ!